20. Kinh tế học

Lượng dự trữ đúng thời điểm là gì? Nguyên nhân của sự không đúng thời điểm trong quá trình cung ứng

Hình minh họa (Nguồn: ceylonexchange.com.au)

Lượng dự trữ đúng thời điểm

Khái niệm

Lượng dự trữ đúng thời điểm là lượng dự trữ tối thiểu cần thiết để giữ cho hệ thống sản xuất hoạt động bình thường.

Với phương pháp tổ chức cung ứng và dự trữ đúng thời điểm, có thể tính toán khá chuẩn xác số lượng từng loại hàng dự trữ ở mỗi thời điểm làm cơ sở cho việc đưa hàng đến nơi có nhu cầu đúng lúc, kịp thời (không sớm quá nhưng cũng không được muộn quá) nhằm duy trì sự hoạt động liên tục, nhịp nhàng của toàn doanh nghiệp.

Để có lượng dự trữ đúng thời điểm, các nhà quản trị phải tìm cách giảm thiểu những biến đổi do các nhân tố bên trong và bên ngoài quá trình sản xuất gây nên.

Nguyên nhân của sự không đúng thời điểm trong quá trình cung ứng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự chậm trễ hoặc cung ứng không đúng thời điểm về nguyên vật liệu, hàng hóa. Đó là:

• Nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất (bao gồm: lao động, thiết bị, nguyên vật liệu…) chưa đạt yêu cầu, do đó có những sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được ác đòi hỏi về tiêu chuẩn qui định hoặc số lượng sản xuất ra không đủ cho lô hàng phải giao theo hợp đồng.

Tham khảo:   Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là gì? Nội dung

• Thực hiện sản xuất không đúng qui trình thiết kế (chẳng hạn: chưa có bản vẽ kĩ thuật hoặc thiết kế chi tiết mà các bộ phận sản xuất đã tiến hành chế tạo sản phẩm).

• Thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất không chính xác.

• Không nắm chắc yêu cầu của khách hàng.

• Mối quan hệ giữa các khâu: cung ứng, sản xuất, tiêu thụ… không chặt chẽ

• Thất thoát trong quá trình cung ứng (mất mát, hư hỏng) do hệ thống cung ứng chưa đảm bảo đúng các yêu cầu về dự trữ.

Tất cả các nguyên nhân trên đều gây ra những biến đổi có thể tác động theo chiều hướng bất lợi tới lượng dự trữ trong mọi giai đoạn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số biện pháp làm giảm lượng dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh

• Giảm lượng dự trữ ban đầu: tìm cách hạn chế những thay đổi trong nguồn cung ứng cả về số lượng, chất lượng và thời điểm giao hàng.

• Giảm lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất: tiến hành khảo sát kĩ cơ cấu của chu kì sản xuất nhằm tìm cách rút ngắn thời gian các bộ phận.

Tham khảo:   Thâm hụt kép (Twin deficit) là gì? Nội dung về thâm hụt kép

• Giảm lượng dụng cụ, phụ tùng thay thế: xây dựng kế hoạch duy tu bảo dưỡng hợp lí và cụ thể.

• Giảm lượng thành phẩm dự trữ: dự báo chính xác nhu cầu khách hàng, các nhà quản lí phải tìm cách giảm thiểu các sự cố, những thay đổi tiềm ẩn trong dự trữ cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo