22. Quản trị kinh doanh

Ma trận GE (GE Matrix) là gì? Cấu tạo ma trận GE

Hình minh họa

Ma trận GE

Định nghĩa

Ma trận GE trong tiếng Anh gọi là GE Matrix, tên đầy đủ là GE McKinsey Matrix.

Ma trận GE do nhóm tư vấn Boston và Mc.Kinsey đề xuất và được mở rộng ứng dụng lần đầu ở General Electric (GE).

Ma trận GE là một công cụ phân tích danh mục đầu tư nhằm đưa ra các chiến lược thích hợp cho các đơn vị kinh doanh chiến lược.

Cấu tạo ma trận GE

Ma trận GE được hình thành với hai chiều.

* Trục tung biểu thị sức hấp dẫn của thị trường. 

+ Sức hấp dẫn của thị trường được đánh giá thông qua nhiều yếu tố với mức độ quan trọng khác nhau như qui mô của thị trường, tỉ lệ tăng trưởng của thị trường, mức sinh lời của ngành kinh doanh, cường độ và tính chất cạnh tranh, chi phí thâm nhập thị trường, mức độ rủi ro, mạo hiểm, những ràng buộc pháp lí, môi trường xã hội…

+ Sức hấp dẫn của thị trường sau khi đánh giá được chia làm ba mức: cao, trung bình và thấp.

* Trục hoành biểu thị vị thế cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh chiến lược.

+ Vị thế cạnh tranh được đánh giá thông qua các yếu tố như thị phần tương đối, giá cả cạnh tranh, chát lượng sản phẩm, lợi thế về qui mô, công nghệ, khả năng nghiên cứu và phát triển, trình độ sản xuất, trình độ lao động, trình độ Marketing, tiềm lực tài chính, dịch vụ sau bán hàng…

Tham khảo:   Chiến lược thay đổi lao động theo mức cầu là gì? Ưu và nhược điểm

+ Vị thế cạnh tranh của đơn vị kinh doanh chiến lược sau khi đánh giá cũng được chia thành ba mức: mạnh, trung bình và yếu.

Biểu diễn ma trận GE

– Một đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp được biểu diễn bằng một vòng tròn trên bảng ma trận, tâm của vòng tròn được xác định dựa vào hai tiêu thức là sức hấp dẫn của thị trường và vị thế cạnh tranh của đơn vị kinh doanh chiến lược.

– Độ lớn của vòng tròn biểu thị qui mô của ngành kinh doanh trong đó có phần tượng trưng cho thị phần của đơn vị kinh doanh chiến lược trong ngành.

Nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính

Ma trận GE được chia thành 9 ô và được nhóm lại thành ba nhóm chính với những gợi ý chiến lược như sau:

– Nhóm 1: Gồm 3 ô ở góc trái phía trên của ma trận. Trong vùng này, các đơn vị kinh doanh chiến lược ở vào vị trí thuận lợi và có những cơ hội phát triển hấp dẫn. Cần chú trọng đầu tư để phát triển các đơn vị nằm trong ô này.

– Nhóm 2: Gồm 3 ô nằm trên đường chéo góc từ bên trái phía dưới lên bên phải phía trên. Các đơn vị kinh doanh chiến lược có vị trí nằm ở những ô thuộc nhóm này cần phải thận trọng khi quyết định đầu tư.

Tham khảo:   Phương pháp tọa độ trung tâm (The Center of Gravity Method) là gì?

Doanh nghiệp thường có xu hướng lựa chọn chiến lược duy trì sự phát triển hoặc thu hẹp, rút lui khỏi ngành kinh doanh.

– Nhóm 3: Gồm 3 ô nằm ở góc phải phía dưới của ma trận. Những đơn vị kinh doanh chiến lược có vị trí nằm ở những ô thuộc nhóm này không còn hấp dẫn nữa cần ngừng đầu tư và phải có kế hoạch thay thế hay loại bỏ chúng.

Ưu điểm

Ma trận GE đã khắc phục được nhược điểm đơn giản của ma trận BCG do đã dựa trên nhiều yếu tố để xác định hai tiêu thức của ma trận, do đó đã cho chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn và đầy đủ hơn về thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hạn chế

Ma trận GE vẫn có những hạn chế như: sự phân tích các hoạt động là tĩnh, dễ mắc sai lầm chủ quan khi phân tích.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo