15. Quản Trị Digital Marketing

Mô hình 4P kinh điển trong marketing dành cho mọi doanh nghiệp

Cách tiếp cận với khách hàng của 4P phù hợp với bất kỳ ngành nào và có thể được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào, từ đơn vị kinh doanh nhỏ đến các tổ chức doanh nghiệp lớn. 4P đã và đang giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu, có định hướng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt và tạo dựng nên mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chính vì vậy, một chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh là một chiến lược có sự kết hợp đồng đều của 4 yếu tố trong mô hình 4P.

Mô hình 4P trong marketing là gì?

Mô hình 4P trong marketing là thành phần quan trọng trong các chiến lược tiếp thị marketing. Cho dù đó là chiến lược marketing sản phẩm hay dịch vụ. được sử dụng rộng rãi từ những năm 1960 để giúp các doanh nghiệp tính toán và định hướng, đưa ra các chiến lược tiếp cận phù hợp với khách hàng. “4 chữ P trong marketing” đề cập đến bốn yếu tố chính: Sản phẩm (Product) – Giá cả (Price) – Địa điểm (Place) – Quảng cáo (Promotion)

Mô hình 4P trong marketing

Mô hình 4P trong marketing

4 yếu tố chính tạo nên mô hình 4P trong marketing

Để thành công trên thị trường, mỗi doanh nghiệp cần có một chiến lược marketing sản phẩm riêng. Một chiến lược tiếp thị tốt cần có đủ 4 yếu tố chính là sản phẩm, giá cả, địa điểm phân phối, và quảng cáo. Hãy ghi nhớ 4 yếu tố này khi xây dựng chiến lược tiếp thị để có hướng đi đúng đắn nhất. Chiến lược tiếp thị tốt không chỉ kết nối với khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn đem đến nhiều hơn thế.

Sản phẩm (Product) 

Trong mô hình 4P, sản phẩm là bất kỳ thứ gì mà doanh nghiệp bạn đang bán, cho dù đó là sản phẩm hữu hình hay vô hình. Sản phẩm đó có thể đem lại những giá trị vật chất hoặc cảm xúc vô hình như kích thích, hạnh phúc, hài lòng … 

Yếu tố đầu tiên trong mô hình marketing 4P - Sản phẩm (Product)

Yếu tố đầu tiên trong mô hình marketing 4P – Sản phẩm (Product)

Các doanh nghiệp cần phát triển một sản phẩm phù hợp với mong đợi của khách hàng và không nản lòng trước sự cạnh tranh trong điều kiện thị trường ngày càng khốc liệt. Một số câu hỏi về sản phẩm để bạn bắt đầu lập chiến lược tiếp thị tốt hơn:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? 
  • Sản phẩm của bạn đang giải quyết vấn đề gì giúp khách hàng? 
  • Bạn có thể đem đến những giải pháp tốt nhất không?
  • Sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề như thế nào? 
  • Các tính năng cụ thể của sản phẩm có đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng không?
  • Sản phẩm của bạn có điều gì đặc biệt mà đối thủ cạnh tranh không có? 
Tham khảo:   7 kỹ thuật tối ưu SEO on page cho kết quả ấn tượng

Cuối cùng, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để tìm hiểu sản phẩm. Chỉ khi hiểu rõ sản phẩm, hiểu rõ giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng, bạn mới có thể phát triển và tiếp thị sản phẩm hiệu quả hơn.

Giá cả (Price) 

Giá bán sản phẩm là yếu tố không thể thiếu trong các mô hình tiếp thị. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. 

Giá bán sản phẩm (Price) là một yếu tố không thể thiếu trong mô hình marketing 4P

Giá bán sản phẩm (Price) là một yếu tố không thể thiếu trong mô hình marketing 4P

Mục đích chính đằng sau giá bán là tăng sự trung thành, giữ chân khách hàng hiện tại và hấp dẫn khách hàng tiềm năng mới. Bạn có thể tìm hiểu giá bán sản phẩm của các đối thủ hoặc tham khảo các câu hỏi dưới đây để có chiến lược đặt giá phù hợp:

  • Các đối thủ cạnh tranh của bạn đang bán sản phẩm với giá bao nhiêu? 
  • Khách hàng của bạn sẵn sàng chi tiêu cho những sản phẩm ở mức giá nào?
  • Chi phí sản phẩm của bạn là bao nhiêu? Bạn có thể tối ưu chi phí để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn không? 

Nếu bạn có thể đặt giá sản phẩm của mình một cách chính xác, bạn sẽ được nhiều sản phẩm hơn mà vẫn đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

Địa điểm (Place)

Chữ cái P thứ ba trong mô hình 4P là viết tắt của place – địa điểm. Địa điểm thường là kênh phân phối mà công ty sử dụng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mục tiêu. 

Địa điểm (Place) - kênh phân phối sản phẩm là yếu tố thứ 3 trong mô hình marketing 4P

Địa điểm (Place) – kênh phân phối sản phẩm là yếu tố thứ 3 trong mô hình marketing 4P

Hãy chọn một thị trường có phạm vi ít cạnh tranh để giúp bạn phát triển và kết nối với khách hàng mục tiêu của mình. Làm thế nào để lựa chọn được một địa điểm phù hợp mà không mất quá nhiều chi phí? Bạn có thể tham khảo các câu hỏi gợi ý dưới đây:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn mua các sản phẩm tương tự ở đâu? 
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang bán sản phẩm ở đâu? 
  • Tệp khách hàng mục tiêu của bạn sống tập trung ở đâu? 
  • Bạn tập trung bán sản phẩm với số lượng nhiều hay chỉ bán nhỏ lẻ? 
  • Khách hàng của bạn thích mua sắm online hay offline? 

Hãy nhớ rằng, địa điểm là nơi bán sản phẩm của bạn nhưng cũng là nơi kết nối với khách hàng. Tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm để bạn đưa ra quyết định xem địa điểm nào sẽ thành công nhất.

Tham khảo:   3 cách tận dụng tính năng Facebook Reactions

Quảng cáo (Promotion)

Yếu tố cuối cùng trong mô hình 4P là quảng cáo. Khi thiết kế chiến lược quảng cáo, hãy suy nghĩ về thông điệp, cách truyền tải và cách mọi người đón nhận nó. Việc xác định thông điệp nào đang hoạt động tốt sẽ giúp bạn tập trung và nâng cao hiệu quả quảng cáo.

Quảng cáo là yếu tố cuối cùng và thường được chú ý nhất trong mô hình marketing 4P

Quảng cáo là yếu tố cuối cùng và thường được chú ý nhất trong mô hình marketing 4P

Bạn có thể đang quảng cáo cùng một thông điệp trên đa nền tảng, nhưng để đạt hiệu quả cao, với mỗi nền tảng, bạn nên có những cách truyền tải khác nhau. Một bài đăng nhiều đoạn sẽ bị bỏ qua trên Facebook hoặc Instagram, nhưng sẽ phù hợp và được đón nhận nhiều hơn ở các trang web blog. Một video có thể không phù hợp với trang web nhưng lại được hưởng ứng ở TikTok và Youtube. Lựa chọn quảng cáo như thế nào, trên nền tảng nào là một quyết định khó khăn. Vì vậy, các câu hỏi dưới đây sẽ định hướng và giúp bạn có quyết định dễ dàng hơn:

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai? 
  • Bạn đang xây dựng hình ảnh thương hiệu như thế nào? Thương hiệu của bạn có gắn bó mật thiết với một thông điệp nào không?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn thường hoạt động và cập nhật thông tin ở nền tảng nào? Bạn có thể mắc sai lầm và phá hoại thông điệp chỉ vì quảng bá không đúng nơi, đúng chỗ.
  • Đối thủ cạnh tranh đang quảng cáo các sản phẩm như thế nào? 

Có nhiều cách để quảng bá sản phẩm. Bạn có thể sử dụng các phương pháp truyền thống như quảng cáo trên báo in, đài phát thanh và truyền hình. Hoặc lựa chọn tiếp thị kỹ thuật số như quảng cáo trên mạng xã hội, SEO, … Hãy tạo các chiến lược tiếp thị khác nhau, thử các phương pháp tiếp thị mới cho các thời điểm khác nhau trong năm để tìm ra chiến lược quảng cáo có hiệu quả nhất.

Ưu và nhược điểm của mô hình 4P

Các yếu tố trong mô hình 4P có mối quan hệ với nhau nên chiến lược tiếp thị có thể tiếp cận với khách hàng một cách toàn diện hơn nhằm thúc đẩy tăng doanh thu. Có thể thấy, mô hình 4P có nhiều ưu điểm để tạo ra những ảnh hưởng tích cực nhưng cũng còn tồn tại những nhược điểm và thiếu sót.

Ưu điểm của mô hình 4P

  • Đánh giá các thành phần trong mô hình 4P cho phép doanh nghiệp hình dung ra tình hình thực tế, điểm mạnh, điểm cần cải thiện để có chiến lược kinh doanh đúng đắn 
  • Dễ dàng để áp dụng, giải thích, và truyền đạt các thành phần trong kế hoạch marketing
  • Hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu
  • Hiểu rõ những gì sản phẩm có thể cung cấp cho khách hàng để tập trung điều chỉnh sản phẩm phù hợp với mong muốn của khách hàng
  • Chứng minh lý do tại sao giá trị của sản phẩm phù hợp với giá thành
  • Xác định nguyên nhân gây ra các lỗi đối với sản phẩm hiện tại. Tìm cách giải quyết các vấn đề đang tồn tại
Ưu và nhược điểm của mô hình 4P

Ưu và nhược điểm của mô hình 4P

Nhược điểm của mô hình 4P

  • Không cung cấp các quy chuẩn để đo lường chất lượng, sự thành công của chiến dịch tiếp thị
  • Có thể mất nhiều thời gian để lập một kế hoạch tiếp thị theo mô hình 4P
Tham khảo:   Inbound marketing là gì? 3 chiến lược cốt lõi của inbound marketing giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Mô hình 4P là một mô hình marketing điển hình giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ở mức giá phù hợp vào đúng nơi, đúng thời điểm. Mô hình bắt đầu bằng cách tạo ra một sản phẩm mà khách hàng thực sự muốn mua. Sau đó, mô hình giúp bạn xác định nơi bạn sẽ bán sản phẩm, giá bán để đạt được lợi nhuận tốt nhất và cách quảng bá sản phẩm đem lại hiệu quả cao nhất. 

Đối với nhiều công ty, mô hình 4P phù hợp và tạo ra nhiều chiến dịch marketing hiệu quả. Tuy nhiên, với một vài công ty cung cấp các dịch vụ, sản phẩm đặc thù, mô hình này có thể không phù hợp và chưa hoàn thiện, đầy đủ. Vì vậy, bạn có thể xem xét và áp dụng thử các mô hình mở rộng để đạt được hiệu quả marketing như mong muốn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo