15. Quản Trị Digital Marketing

Mô hình kinh doanh B2B là gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hầu hết các doanh nghiệp ở lĩnh vực thương mại điện từ đều sử dụng mô hình kinh doanh B2B. Vậy mô hình kinh doanh B2B là gì? Website B2B là gì? Những giai đoạn tiếp thị khi xây dựng mô hình kinh doanh B2B đạt hiệu quả. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Mô hình kinh doanh B2B là gì?

Mô hình kinh doanh B2B (Business to business) tức là hoạt động giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh nghiệp này sẽ trao đổi trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của mình cho một doanh nghiệp khác. 

Các loại mô hình B2B trong kinh doanh thường gặp như:

  • Mô hình B2B thiên về bán: Doanh nghiệp làm chủ thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho nhà bán lẻ.
  • Mô hình B2B thiên về bên mua: Thường là các doanh nghiệp nhập hàng từ bên sản xuất ở nước ngoài về bán.
  • Mô hình B2B trung gian: Người bán và người mua sẽ kết nối với nhau qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
  • Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác: Mô hình này giống với mô hình B2B trung gian, nhưng khác là mức độ tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp.

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ thực hiện giao dịch này thông qua cổng internet trực tuyến, bởi việc xử lý các đơn đặt hàng theo cách thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Bên cạnh là những ưu điểm và nhược điểm của mô hình kinh doanh B2B này:

Ưu điểm:

  • Bán hàng tốt hơn với khối lượng và giá trị đơn đặt hàng lớn
  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi doanh nghiệp cao hơn thay vì một cá nhân khách hàng
  • Mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa các doanh nghiệp
  • Tiết kiệm chi phí vào quảng cáo, ổn định doanh thu
  • Khả năng dự đoán thị trường cao hơn
  • Lượng khách hàng trung thành đáng tin cậy và uy tín
Tham khảo:   Các công cụ digital marketing được nhiều marketers ưa chuộng

Nhược điểm:

  • Ít khách hàng tiềm năng hơn
  • Khả năng cạnh tranh cao đòi hỏi mức giá hợp lý, chất lượng sản phẩm, chiết khấu giảm giá và các điều kiện về quyền lợi liên quan
  • Áp lực từ quyền lực người mua 
  • Quyết định mua chậm vì bên mua cần cân nhắc kỹ
  • Dự báo khó khăn trong khâu vận chuyển và phân phối hàng họa 
Mô hình kinh doanh B2B là gì?

Mô hình kinh doanh B2B là gì?

Website B2B là gì?

Website B2B được xem là bộ mặt chính, hình ảnh của doanh nghiệp và được chia thành nhiều loại như sau:

  • Website của công ty: là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, tuy nhiên chỉ khi khách hàng đã là thành viên của website thì mới có thể truy cập được thông tin cũng như là những tính năng liên quan đến website. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể xây dựng website nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hoặc chạy ads cho website khác,.. 
  • Website trung gian: là cầu nối trung gian thứ ba giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chẳng hạn, shopee hoặc chợ tốt là một ví dụ điển hình,..
  • Website thông tin: là nơi lưu trữ thông tin chuyên ngành cho nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Những giai đoạn tiếp thị khi xây dựng mô hình kinh doanh B2B

Một cách tiếp thị phổ biến được sử dụng trong mô hình kinh doanh B2B là phễu tiếp thị B2B. Loại phễu này được chia ra thành 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn có những cách tiếp cận khách hàng khác nhau. Và để hiểu rõ về vai trò của từng giai đoạn, cùng tiếp tục đọc những nội dung sau:

 

Những giai đoạn tiếp thị khi xây dựng mô hình kinh doanh B2B

Những giai đoạn tiếp thị khi xây dựng mô hình kinh doanh B2B

Giai đoạn đầu phễu (nhận thức)

Ở giai đoạn nhận biết, doanh nghiệp cần thu hút lượng truy cập vào website nhiều hơn nhằm tạo ra nhận thức về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Vì vậy, bạn có thể triển khai viết blog trên các nền tảng mạng xã hội. 

Tham khảo:   Tạo hiệu ứng viral (lan truyền) – Chiến lược marketing hàng đầu

Tuy nhiên, các bài viết được triển khai không nên thúc đẩy bán hàng quá nhiều vì ở giai đoạn này khách hàng của bạn vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề, cách tốt nhất là bạn chỉ cần cung cấp vừa đủ các thông tin cần thiết giúp họ hiểu vấn đề đồng thời giải đáp các câu hỏi mà họ đưa ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân bổ hợp lý nội dung liên quan đến các chủ đề được quan tâm chung.

Giai đoạn giữa phễu (điều tra)

Ở giai đoạn này, khách hàng bắt đầu có sự thích thú và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Bạn có thể phân bổ nội dung chuyên sâu hơn đồng thời trò chuyện trực tiếp cùng khách hàng qua các chuyên đề theo hình thức webinars hoặc live chat,.. Bên cạnh đó, cũng có thể tạo thêm tương tác với khách hàng bằng give away hoặc là khung giờ giảm giá đặc biệt. 

Giai đoạn cuối phễu (hành động)

Đây là giai đoạn quan trọng, vì bạn cần thuyết phục họ đăng ký thành viên và trải nghiệm thử sản phẩm, dịch vụ. Với giai đoạn này, các nội dung luôn được hướng về một trang cố định như: trang bán hàng, trang thanh toán, trang trải nghiệm sản phẩm,…

Ở giai đoạn cuối này, mục đích chính ngoài việc tiếp thị bán hàng mà còn là xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng. Vì vậy, nội dung cung cấp hay các hoạt động triển khai đều hướng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Chẳng hạn như: 

  • Tiếp thị bằng email: giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm đồng thời cũng thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như là uy tín của doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: giúp nội dung được chặt chẽ và logic hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí vì đây là quảng cáo không trả phí nhưng vẫn được lên top xếp hạng.
  • Cá nhân hóa website: đây là một cách khá hiệu quả vì mỗi khách hàng sẽ được trải nghiệm một đề xuất khác nhau, bên cạnh đó bạn cũng có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi dành riêng cho họ như: thẻ thành viên vip; ưu đãi đặc biệt vào ngày sinh nhật, ngày lễ;…
Tham khảo:   Chiến lược Marketing là gì? Xây dựng Marketing Strategy

Ở bài viết này, bạn cũng đã hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh B2B và website B2B cũng như là những ưu điểm và nhược điểm của mô hình này mang lại. Từ đó có thể giúp bạn lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo