20. Kinh tế học

Mô hình năng lực khác biệt của Kay (Kay’s Distinctive Capabilities) là gì? Ưu, nhược điểm

Hình minh họa (Nguồn: mangthuvien.net)

Mô hình năng lực khác biệt của Kay

Khái niệm

Mô hình năng lực khác biệt của Kay trong tiếng Anh là Kay’s Distinctive Capabilities.

Mô hình năng lực khác biệt của Kay là một lí thuyết chiến lược bổ sung cho sự hiểu biết về bản chất của lợi thế cạnh tranh (bền vững) trong kinh doanh. Trong một thị trường hiệu quả, giá cả luôn phản ánh giá trị thực của sản phẩm hay dịch vụ.

Vậy tại sao có một số công ty có khả năng đưa ra mức giá cao hơn đối với những sản phẩm có vẻ như tương đồng? Những công ty này đã tạo ra giá trị gia tăng cao hơn như thế nào? Tại sao một số công ty lại có thể phục vụ hiệu quả hơn những công ty khác, hay đơn giản chỉ là nhà cung cấp được ưa thích?

Sự thành công của các tập đoàn dựa trên năng lực khác biệt. Các công ty với năng lực khác biệt có những thuộc tính không thể sao chép bởi các công ty khác, và vì vậy cho phép công ty tạo ra lợi nhuận kinh tế trên trung bình. Những năng lực khác biệt cho phép công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Mô hình năng lực khác biệt của Kay có thể được sử dụng trong quá trình (tái) định nghĩa chiến lược của một công ty nhằm mở rộng nhận thức về các nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh và tìm cách duy trì chúng.

Ba năng lực khác biệt trong lợi thế cạnh tranh

Kay xác định ba năng lực khác biệt có liên quan cho phép các công ty có được lợi thế cạnh tranh là: kiến trúc, danh tiếng và sáng tạo.

Tham khảo:   Định kiến (Bias) trong kinh tế học hành vi là gì? Các định kiến phổ biến trong đầu tư

Ông cho rằng việc tạo ra và quản lí thành công các hợp đồng và các mối quan hệ bên trong và xung quanh doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng có thể là nguồn lợi thế cạnh tranh.

1. Kiến trúc

Kiến trúc là một mạng lưới các hợp đồng liên quan bên trong hoặc bên ngoài tổ chức, liên quan tới người lao động (bên trong), nhà cung cấp và khách hàng (bên ngoài). Kiến trúc có thể làm gia tăng giá trị với tri thức và thông lệ của tổ chức, phản ứng linh hoạt trước thay đổi cũng như trao đổi thông tin dễ dàng và mang tính mở. Những năng lực này cho phép:

– Tạo và sử dụng phối hợp những tri thức của tổ chức;

– Tạo dựng nguyên tắc hợp tác;

– Thực hiện các thông lệ của tổ chức.

2. Danh tiếng

Danh tiếng là phương thức truyền tải thông tin mạnh mẽ nhất tới người tiêu dùng trong mối quan hệ kinh doanh. Khi người mua tìm kiếm, trải nghiệm hàng hóa và dịch vụ, người bán muốn cho thấy chất lượng và bắt đầu một chuỗi giao dịch, từ đó thiết lập nên các mối quan hệ.

Nếu người bán đã có danh tiếng, nó sẽ giúp đảm bảo chất lượng cao với người mua khi việc không thông thạo sản phẩm hay dịch vụ gây khó khăn cho việc đưa ra một quyết định đúng đắn. Danh tiếng được thiết lập theo thời gian thông qua:

– Trải nghiệm của bản thân người tiêu dùng;

– Dấu hiệu chất lượng (ví dụ: giá, khuyến mãi…);

– Bản thuyết minh và dùng thử miễn phí;

Tham khảo:   Sản phẩm bình quân (Average Product) là gì?

– Tự bảo đảm trách nhiệm đối với lỗi sản phẩm, thông qua bảo hành hoặc bảo đảm;

– Giới thiệu truyền miệng, khuyến mãi mạnh mẽ, đòn bẩy thương hiệu…;

– Kết hợp với danh tiếng và xác nhận của những người có thế lực;

– Tăng thêm danh tiếng khi đã được thiết lập.

Một danh tiếng tốt không cần nhiều nguồn lực để duy trì miễn là chất lượng nền tảng không có sự thỏa hiệp.

3. Sáng tạo

Sáng tạo hiếm khi thành công trong việc trở thành lợi thế cạnh tranh. Khiếm khuyết này bắt nguồn từ ba vấn đề:

– Chi phí và tính bất định của quá trình sáng tạo;

– Quản lí sáng tạo;

– Phân bổ hợp lí tiền thưởng.

Quá trình sáng tạo tốn kém và rủi ro bởi công ty sáng tạo phải đối mặt với một số vấn đề. Khó chắc chắn được rằng nhu cầu đối với một sản phẩm sẽ được duy trì và liệu cạnh tranh trên thị trường có tăng lên hay không.

Ưu, nhược điểm mô hình

– Ưu điểm: Sử dụng cấu trúc của Kay để xác định các năng lực đặc biệt cho phép nhà quản lí nắm bắt sâu sắc hơn về những thành công và thất bại trong lịch sử công ty. Nó cũng có thể giúp ích với việc nắm bắt những giá trị hiện có, khác với những giá trị mong muốn để làm tăng năng lực cạnh tranh.

– Hạn chế: hạn chế của cấu trúc Kay là nó cũng trừu tượng như những năng lực đặc biệt mà cấu trúc này mô tả. Và như chính Kay nói: nếu bạn có thể ghi chép thì nó có thể bị sao chép.

Tham khảo:   Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (Global Competitiveness Index 4.0) là gì?

(Tài liệu tham khảo: Những mô hình quản trị kinh điển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo