15. Quản Trị Digital Marketing

Mô hình SOSTAC: Công cụ đắc lực trong lập kế hoạch marketing

Khi một doanh nghiệp bước vào thị trường, việc xây dựng một kế hoạch tiếp thị và kinh doanh có thể quyết định đến thành công hoặc thất bại của họ. Trong bối cảnh này, mô hình SOSTAC đã trở thành một công cụ định hình chiến lược và tạo ra sự cân nhắc kỹ lưỡng. 

Mô hình SOSTAC là gì?

Mô hình SOSTAC là một khung lập kế hoạch tiếp thị và chiến lược kinh doanh, được phát triển bởi PR Smith những năm 1990, một chuyên gia tiếp thị trực tuyến hàng đầu. SOSTAC bao gồm 6 yếu tố quan trọng sau đây:

  • Situation (Tình hình): Phân tích tình hình hiện tại 
  • Objectives (Mục tiêu): Xác định mục tiêu
  • Strategy (Chiến lược): Phát triển kế hoạch chiến lược để đạt được các mục tiêu đã đề ra
  • Tactics (Chiến thuật): Thực hiện các chiến thuật cụ thể
  • Action (Hành động): Lập kế hoạch thực hiện các chiến thuật
  • Control (Kiểm soát): Thiết lập các chỉ số và tiêu chí đo lường
Mô hình SOSTAC là gì?

Mô hình SOSTAC là gì?

Các yếu tố trong mô hình SOSTAC

Mô hình SOSTAC bao gồm 6 yếu tố như sau:

Situation Analysis (Phân tích tình hình)

Phân tích tình hình là bước đầu tiên trong mô hình SOSTAC để doanh nghiệp đánh giá và hiểu rõ về tình hình hiện tại. Đây là một phần quan trọng để xác định những thách thức, cơ hội, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong ngữ cảnh thị trường và đối thủ. Smart Insights (một nền tảng giáo dục) đã đề xuất rằng trong quá trình áp dụng mô hình SOSTAC, doanh nghiệp nên dành khoảng 20% thời gian cho phân tích tình hình và 45% cho chiến lược, 5% cho mục tiêu và 30% cho việc phát triển chiến thuật.

Các khía cạnh quan trọng trong phân tích tình hình bao gồm:

  • Thị trường: Điều tra về kích thước của thị trường, xu hướng phát triển, đối thủ cạnh tranh, và các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh nói chung. Một số mô hình phân tích thị trường có thể kết hợp: PESTEL, SWOT, 5 Forces của Porter, STP (Segmentation, Targeting, Positioning).
  • Khách hàng: Hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu, nhu cầu của họ, sở thích và hành vi mua hàng. Điều này có thể bao gồm nghiên cứu thị trường, phỏng vấn khách hàng, và phân tích dữ liệu.
  • Sản phẩm/Dịch vụ: Đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, và điểm khác biệt so với đối thủ.
  • Đối thủ: Phân tích về các đối thủ cạnh tranh trong thị trường, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, và chiến lược tiếp thị của họ. Một số mô hình phân tích đối thủ: SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats), BCG Matrix, GE McKinsey Matrix, hoặc mô hình 5 Forces của Porter.

Objectives (Mục tiêu)

Mục tiêu là những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chiến lược tiếp thị và kinh doanh của mình. Các yếu tố cần xem xét khi đạt mục tiêu có thể dựa trên mô hình SMART, bao gồm:

  • Tính cụ thể (Specific): Mục tiêu cần phải được đặt ra một cách rõ ràng và cụ thể. Ví dụ: Thay vì chỉ đặt mục tiêu chung chung: “tăng doanh số bán hàng”, doanh nghiệp cần cụ thể mục tiêu thành: “tăng doanh số bán hàng lên 20% trong năm nay”.
Yếu tố mục tiêu giúp doanh nghiệp có định hướng triển khai, hành động rõ ràng

Yếu tố mục tiêu giúp doanh nghiệp có định hướng triển khai, hành động rõ ràng

  • Khả năng đo lường (Measurable): Mục tiêu cần phải có thể đo lường được để đánh giá xem liệu doanh nghiệp đã đạt được chúng hay chưa. Điều này có thể thông qua các chỉ số như doanh số bán hàng, lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi, hoặc số lượng khách hàng mới.
  • Thực tế (Achievable): Mục tiêu cần phải khả thi và có thể đạt được với các nguồn lực và năng lực hiện có của doanh nghiệp.
  • Tính liên quan (Relevant): Các mục tiêu cần phải liên quan và phù hợp với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
  • Thời gian cụ thể (Time-bound): Mục tiêu cần phải được đặt ra trong một khung thời gian cụ thể để tạo áp lực và giúp doanh nghiệp tập trung vào việc đạt được chúng.

Strategy (Chiến lược)

Strategy là cách tiếp cận tổng thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nó là kế hoạch tổng quan để sử dụng các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhằm tối đa hóa kết quả. Khi phát triển chiến lược, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố sau:

  • Người tiêu dùng mục tiêu (Target Audience): Xác định và hiểu rõ nhóm người tiêu dùng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này giúp định hình cách tiếp cận và nội dung của chiến lược.
  • Phân đoạn thị trường (Market Segmentation): Phân chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên các đặc điểm chung như độ tuổi, giới tính, sở thích, hoặc địa lý. Điều này giúp tùy chỉnh chiến lược để phù hợp với từng nhóm đối tượng.
  • Điểm mạnh và điểm yếu (Strengths and Weaknesses): Tận dụng các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu của doanh nghiệp hoặc sản phẩm trong chiến lược.
  • Cơ hội và đe dọa (Opportunities and Threats): Tận dụng các cơ hội trong thị trường và đối mặt với các đe dọa tiềm ẩn từ môi trường kinh doanh.
  • Lập kế hoạch phân phối (Distribution Planning): Xác định các kênh phân phối phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
  • Định vị (Positioning): Xác định cách doanh nghiệp muốn thương hiệu hoặc sản phẩm của mình được nhìn nhận trong tâm trí của khách hàng.
  • Phân phối ngân sách (Budget Allocation): Phân phối ngân sách tiếp thị một cách hợp lý để tối ưu hóa hiệu quả của chiến lược.
Tham khảo:   KOC là gì? Phân biệt KOL và KOC trong Marketing

Tactics (Chiến thuật)

Chiến thuật là cụ thể hóa chiến lược đã đề ra thành các hoạt động cụ thể và các công cụ tiếp thị mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu. Các chiến thuật tiếp thị có thể bao gồm:

  • Quảng cáo: Sử dụng các kênh quảng cáo truyền thống như truyền hình, radio, báo chí hoặc quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads,… để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Truyền thông xã hội: Xây dựng và quản lý một chiến lược truyền thông xã hội hiệu quả trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter để tương tác và tạo sự nhận thức về thương hiệu.
Chiến thuật giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả hơn

Chiến thuật giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả hơn

  • Nội dung tiếp thị: Tạo ra nội dung hấp dẫn như bài viết blog, video, hình ảnh để thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Email Marketing: Sử dụng email để gửi thông điệp tiếp thị, thông báo khuyến mãi, và tương tác với khách hàng hiện tại và tiềm năng.
  • Tiếp thị nội dung: Sản xuất nội dung giáo dục và hữu ích như hướng dẫn, bài viết chuyên sâu để tạo ra sự tương tác và tin cậy từ khách hàng.
  • Tiếp thị trực tuyến: Tối ưu hóa website của doanh nghiệp để tăng cường tìm kiếm và tương tác từ người dùng thông qua SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), PPC (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột),…

Mỗi chiến thuật có thể đề xuất sử dụng trên một hoặc nhiều kênh tiếp thị khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể và đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải chọn các chiến thuật phù hợp và tổ chức chúng một cách hợp lý để tối đa hóa hiệu quả của chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

Action (Hành động)

Hành động là giai đoạn quan trọng trong việc biến kế hoạch của doanh nghiệp thành hiện thực. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp bắt đầu triển khai chiến dịch bằng cách đặt câu hỏi 5W1H – một cách tiếp cận tiêu chuẩn được sử dụng để xác định xem hoạt động đã phù hợp chưa:

  • Who: Ai là đối tượng mục tiêu? Ai là người chịu trách nhiệm triển khai hoạt động?
  • What: Nội dung hoạt động là gì?
  • Where: Địa điểm triển khai là ở đâu?
  • When: Khi nào hoạt động sẽ diễn ra?
  • Why: Tại sao hoạt động này cần thực hiện?
  • How: Làm thế nào để triển khai hoạt động một cách hiệu quả?

Việc đáp ứng đầy đủ các yếu tố 5W1H sẽ quyết định sự thành công của một chiến dịch, bất kể chiến dịch đó được triển khai trên kênh nào. 

Tham khảo:   Giá trị thương hiệu là gì? Những chiến lược gia tăng giá trị hiệu quả

Control (Kiểm soát)

Trong yếu tố kiểm soát, doanh nghiệp sẽ thiết lập các phương tiện và tiêu chí đo lường để đánh giá hiệu quả của chiến lược và theo dõi tiến độ triển khai. Các phương tiện và tiêu chí để kiểm soát hiệu quả bao gồm:

  • Chỉ số đo lường: Xác định các chỉ số đo lường hiệu quả như doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tương tác trên mạng xã hội, và lượng truy cập trang web.
  • Công cụ theo dõi: Sử dụng các công cụ và phần mềm phân tích để thu thập dữ liệu và theo dõi tiến độ triển khai, cũng như để đo lường các chỉ số quan trọng.
Kiểm soát và theo dõi các chỉ số giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi, điều chỉnh

Kiểm soát và theo dõi các chỉ số giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi, điều chỉnh

  • Đánh giá định kỳ: Thiết lập lịch trình đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang theo dõi tiến độ và hiệu suất của chiến lược theo thời gian.
  • Phản hồi và điều chỉnh: Dựa trên dữ liệu thu thập được, phản hồi và điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp khi cần thiết để tối ưu hóa kết quả.
  • Báo cáo: Tổng hợp và báo cáo kết quả và tiến độ triển khai cho các bên liên quan, nhằm cung cấp thông tin cần thiết để đánh giá và điều chỉnh chiến lược.

Lợi ích của mô hình SOSTAC

Mô hình SOSTAC mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tạo ra kế hoạch chi tiết: SOSTAC cung cấp một cấu trúc rõ ràng và logic để phân tích tình hình, đặt mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện chiến lược. Việc này giúp doanh nghiệp có một kế hoạch chi tiết và dễ dàng hình dung và triển khai chiến lược của mình.
  • Tăng cơ hội thành công: Bằng cách phân tích kỹ lưỡng tình hình và đặt mục tiêu rõ ràng, SOSTAC giúp tăng cơ hội thành công cho các chiến dịch tiếp thị và kinh doanh. Việc này giúp doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu.
  • Tối ưu hóa nguồn lực: SOSTAC giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực bằng cách xác định rõ ràng các chiến lược và chiến thuật. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Mô hình SOSTAC đem lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho doanh nghiệp

Mô hình SOSTAC đem lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho doanh nghiệp

  • Định hình chiến lược dài hạn: Bằng cách lặp lại các bước trong mô hình SOSTAC, doanh nghiệp có thể dễ dàng định hình chiến lược dài hạn và thích nghi với các thay đổi trong môi trường kinh doanh.
  • Kiểm soát hiệu suất: SOSTAC cung cấp các cơ chế kiểm soát hiệu suất, bao gồm việc đặt ra các chỉ số và theo dõi kết quả thực tế. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của chiến lược và điều chỉnh nếu cần thiết.

Ví dụ về việc ứng dụng mô hình SOSTAC

Dưới đây là ứng dụng mô hình SOSTAC trong marketing cửa hàng thể thao trực tuyến

Phân tích tình hình

Cửa hàng thể thao trực tuyến phân tích tình hình hiện tại bao gồm:

  • Phân tích đối thủ: Các thương hiệu lớn như Nike và Adidas chiếm thị phần lớn, cùng với sự cạnh tranh từ các thương hiệu địa phương mới nổi. Thách thức đặt ra là phải phân biệt được sản phẩm của cửa hàng và xây dựng một danh tiếng thương hiệu riêng.
  • Tình hình hiện tại: Chiếm khoảng 15% thị phần trong khu vực địa phương và một mạng lưới bán hàng trực tuyến mạnh mẽ, cửa hàng đã thiết lập được một vị thế nhất định nhưng cần mở rộng thêm.

Mục tiêu

Doanh nghiệp dặt ra các mục tiêu như sau:

  • Mục tiêu doanh nghiệp: Tăng doanh thu lên 25% trong năm tiếp theo, phù hợp với chiến lược tăng trưởng dài hạn.
  • Mục tiêu tiếp thị: Nâng cao khả năng hiển thị trực tuyến lên 30% để tiếp cận đối tượng khán giả rộng lớn hơn và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 20% thông qua việc tương tác cá nhân hóa.
Cửa hàng thể thao cần đặt ra những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi

Cửa hàng thể thao cần đặt ra những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi

Chiến lược

Chiến lược kinh doanh của cửa hàng thể thao trực tuyến tập trung vào các yếu tố sau:

  • Người tiêu dùng mục tiêu: Tập trung vào người yêu thể dục, vận động viên và những người quan tâm đến sức khỏe, tập trung vào nhu cầu và sở thích cụ thể.
  • Phân đoạn thị trường: Tập trung vào thế hệ Millennials và Gen Z, nhóm này thường tương tác nhiều hơn với các thương hiệu thể dục trực tuyến.
  • Vị trí: Định vị mình là nhà cung cấp sản phẩm thể dục giá phải chăng, nhấn mạnh vào giá trị và uy tín.
Tham khảo:   Referral marketing là gì? Doanh nghiệp nào nên sử dụng Referral marketing?

Chiến thuật

Để đạt được mục tiêu đề ra, cửa hàng thể thao trực tuyến đã lên kế hoạch các chiến thuật sau đây:

  • Thực hiện influencer marketing: Hợp tác với các influencer trong lĩnh vực thể dục để tăng nhận diện thương hiệu.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng trên website (UX/UI): Tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Cung cấp chương trình khách hàng thân thiết: Khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm thông qua các ưu đãi đặc biệt.
  • Kênh tiếp thị: Sử dụng các kênh như quảng cáo trên mạng xã hội, tiếp thị qua email, tiếp thị nội dung và SEO để tiếp cận đối tượng khán giả.
Triển khai các chiến thuật phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra

Triển khai các chiến thuật phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra

Hành động

Cửa hàng thể thao trực tuyến đã thực hiện các hành động sau để đạt được mục tiêu đề ra:

Who: Đội ngũ tiếp thị chịu trách nhiệm chính, với sự hỗ trợ từ các bộ phận khách như bộ phận sales, chăm khóc khách hàng, kinh doanh,…

Ngân sách: Phân bổ ngân sách $500 cho các kênh khác nhau.

Khi nào: Sắp xếp hành động theo từng giai đoạn, đảm bảo rằng các hoạt động được triển khai một cách hợp lý và có thời gian để đánh giá hiệu quả:

  • Giai đoạn 1: Tập trung vào việc nâng cao trang web và quan hệ đối tác với người có ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 2-3: Triển khai các chương trình giảm giá theo mùa và khách hàng thân thiết.
  • Giai đoạn 4: Đánh giá và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Kiểm soát

Cửa hàng thể thao trực tuyến kiểm soát tính hiệu quả của kế hoạch thông qua các phương tiện và chỉ tiêu:

  • Chỉ số: Giám sát các chỉ số như doanh số bán hàng, lưu lượng truy cập trang web và sự hài lòng của khách hàng để đảm bảo rằng chiến lược đang tiến triển đúng hướng.
Kiểm soát và theo dõi các chỉ tiêu giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi và điều chỉnh

Kiểm soát và theo dõi các chỉ tiêu giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi và điều chỉnh

  • Công cụ: Sử dụng các công cụ theo dõi hiệu suất (Google Analytics và CRM,…) để đo lường và phân tích kết quả thực tế.
  • KPI: Các chỉ số hiệu suất chính bao gồm tỷ lệ chuyển đổi, giá trị lâu dài của khách hàng và tỷ lệ giữ chân để đảm bảo rằng chiến lược đang đạt được mục tiêu đã đề ra.

Từ việc phân tích tình hình đến việc thiết lập mục tiêu, chiến lược, chiến thuật, hành động và kiểm soát, mô hình SOSTAC cung cấp một cấu trúc toàn diện và logic giúp đưa ra các quyết định chiến lược thông minh và hiệu quả. Qua việc áp dụng mô hình này, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình, tăng cường tương tác với khách hàng để đạt được thành công trong một thị trường cạnh tranh và thay đổi liên tục.

Trả lời

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo