28. Quản Trị Marketing

Môi trường nhân khẩu học (Demographic environment) trong marketing là gì?

Hình minh họa (Nguồn: parson-russell-terrier)

Môi trường nhân khẩu học

Khái niệm

Môi trường nhân khẩu học trong tiếng Anh gọi là: Demographic environment.

Môi trường nhân khẩu học đề cập đến các đặc điểm dân số bao quanh một công ty hoặc quốc gia và điều đó ảnh hưởng lớn đến thị trường. Môi trường nhân khẩu học bao gồm các yếu tố như phân bố tuổi, sinh, tử, nhập cư, tình trạng hôn nhân, giới tính, giáo dục, tôn giáo và các đặc điểm phân bố địa lí thường được sử dụng cho mục đích phân khúc.

(Theo The Common Language Marketing Dictionary, Marketing Accountability Standards Board)

Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số trên các khía cạnh như: qui mô dân số, mật độ phân bố dân cư, tuổi tác, giới tính, chủng tộc nghề nghiệp và các chi tiêu thống kê khác.

Nhân khẩu là yếu tố đầu tiên quan trọng mà bất kì nhà quản trị marketing nào cũng phải quan tâm, vì nhân khẩu tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. 

Các phương diện tác động

Tiếp cận nhân khẩu – dân số theo những góc độ khác nhau đều có thể trở thành những tham số ảnh hưởng tới quyết định marketing của doanh nghiệp. Bởi vì, các tham số khác nhau của nhân khẩu đều có thể tạo ra sự khác biệt không chỉ qui mô mà cả đặc tính nhu cầu.

 Nhân khẩu hay dân số tác động tới hoạt động marketing của các doanh nghiệp chủ yếu trên các phương diện sau:

Tham khảo:   Kế hoạch danh mục đầu tư (Portfolio Plan) là gì?

– Qui mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tác động tới qui mô nhu cầu. Thông thường qui mô dân số của một quốc gia của một vùng, một khu vực, một địa phương càng lớn thì báo hiệu qui mô thị trường lớn. 

Bất kì công ty nào, kể cả công ty sản xuất hàng tư liệu sản xuất hay tiêu dùng, đều bị hấp dẫn bởi những thị trường có qui mô dân số lớn. Tốc độ tăng dân số là qui mô dân số được xem xét ở trạng thái động. Dân số tăng nhanh, chậm hay giảm sút là chỉ số báo hiệu diễn tiến tương ứng của qui mô thị trường. 

Tất nhiên, đối với từng mặt hàng cụ thể, tương quan đó không phải bao giờ cũng ăn khớp tuyệt đối, do đó, đôi khi nó có thể là cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng lại là nguy cơ (bất lợi) cho doanh nghiệp khác.

– Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến qui mô nhu cầu của các hàng hóa dịch vụ cụ thể đến đặc tính nhu cầu. Cơ cấu dân số cũng được xem xét theo nhiều tham số khác nhau. Mỗi tham số sẽ tác động khác nhau tới các quyết định marketing. 

Những tham số điển hình của cơ cấu dân số thường được các nhà quản trị marketing, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, quan tâm là: giới tính, tuổi tác. 

Tham khảo:   Điểm chạm kĩ thuật số (Digital Touchpoints) là gì? Ví dụ về điểm chạm kĩ thuật số

Có thể nói đây là hai tham số quan trọng nhất có ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nên việc tạo cơ hội cho nhóm hàng này gây ra khó khăn cho hàng khác là khó tránh khỏi. 

Tuy nhiên, sự biến đổi của những tham số này diễn ra từ từ, có tính chất tịnh tiến chứ không phải “mau lẹ, tức thì”. Ngoài ra, nếu cơ cấu dân số được xem xét theo góc độ cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu theo thành thị và nông thôn, theo trình độ học vấn cũng là những tham số đáng quan tâm của các nhà quản trị marketing.

– Tình trạng hôn nhân và gia dình cũng là vấn đề đáng chú ý của nhiều quyết định marketing. Các khía cạnh liên quan đến gia đình như: tuổi kết hôn, tuổi sinh con đầu lòng, qui mô gia đình, số lượng gia đình, số con được sinh của một gia đình… đều tác động lớn đến các trạng thái và tính chất của cầu thị trường.

Xu hướng những người sống độc thân ngày càng tăng lên gắn liền với xã hội hiện đại, cũng là xu hướng đáng quan tâm của nhiều công ty.

(Tài liệu tham khảo: Marketing căn bản, GS.TS. Trần Minh Đạo, , NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo