20. Kinh tế học

Môi trường nội bộ (Internal environment) là gì? Đặc điểm của môi trường nội bộ

Hình minh họa (Nguồn: VietnamBiz)

Môi trường nội bộ

Khái niệm

Môi trường nội bộ trong tiếng Anh gọi là Internal environment.

Môi trường nội bộ là môi trường bên trong của tổ chức, bao gồm các yếu tố, các điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm soát được.

Môi trường nội bộ bao gồm những yếu tố, những lực lượng nằm trong nội bộ doanh nghiệp. Những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng doanh nghiệp.

Đặc điểm của Môi trường nội bộ

Các yếu tố tổ chức có khả năng kiểm soát được:

– Nguồn nhân lực

Đây là yếu tố quan trọng, cần được đánh giá khách quan và chính xác.

Khi quản trị nguồn nhân lực nhà quản trị cần:

+ Một là, xác định chính xác nhu cầu về lao động của đơn vị mình

+ Hai là, tuyển chọn, tuyển dụng đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu nhân lực

+ Ba là, phân công lao động khoa học hợp lí để sử dụng, khai thác tối đa nguồn lực lao động của đơn vị

+ Bốn là, cần có các chính sách đãi ngộ hợp lí và có các biện pháp động viên, khuyến khích người lao động tích cực làm việc.

– Khả năng tài chính

Khả năng tài chính là cơ sở để nhà quản trị quyết định quy mô kinh doanh và là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.

Tham khảo:   Tình trạng vô chính phủ (Anarchy) là gì?

Khả năng tài chính của doanh nghiệp liên quan đến các yếu tố sau:

+ Một là, nguồn vốn và khả năng huy động vốn

+ Hai là, tình hình phân bố sử dụng các nguồn vốn

+ Ba là, việc kiểm soát các chi phí

+ Bốn là, các quan hệ tài chính với các bên hữu quan

+ Năm là, cán cân thanh toán

Cần phân tích các chỉ tiêu tài chính một cách khoa học để đánh giá đúng thực lực của tổ chức nhằm đưa ra các biện pháp hợp lí để đảm bảo khả năng tài chính cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Khả năng nghiên cứu và phát triển

Khả năng nghiên cứu và phát triển của một tổ chức thể hiện ở: khả năng cải tiến kĩ thuật, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.

Nghiên cứu và phát triển là yếu tố đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.

– Khả năng sản xuất kinh doanh

Khi nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh cần tập trung vào các vấn đề:

+ Một là, quy mô sản xuất của tổ chức

+ Hai là, việc bố trí dây chuyền sản xuất kinh doanh

Tham khảo:   Cơ sở thuế (Tax base) là gì? Cách tính cơ sở thuế

+ Ba là, hệ thống điều hành sản xuất, kinh doanh

+ Bốn là, kĩ thuật, công nghệ

+ Năm là, chi phí sản xuất kinh doanh

+ Sáu là, chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch vụ

– Hoạt động quản trị

Đánh giá về trình độ, kĩ năng quản trị tổ chức trên cở sở rà soát các hoạt động quản trị theo 4 chức năng: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra.

– Hoạt động Marketing

Các chương trình Marketing được thực hiện như thế nào, có hiệu quả hay không và khả năng hoạt động Marketing của tổ chức so với đối thủ cạnh tranh. Đưa ra phương hướng hoạt động Marketing.

– Văn hóa của tổ chức

Văn hóa của tổ chức là những chuẩn mực, những khuôn mẫu, những giá trị truyền thống mà mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng và tuân theo một cách tự nguyện.

Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của các thành viên. Do đó, nhà quản trị cần xem xét, cân nhắc đến các yếu tố văn hóa trong khi thực hiện vai trò quản trị của mình.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị học Management, NXB Thống kê)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo