37. Kinh nghiệm việc làm

Nên biết mỗi thứ một ít hay biết chuyên sâu về một lĩnh vực thì hơn?

Hiện giờ, chúng ta đang sống trong một thế giới được cung cấp đầy đủ các công cụ và cơ hội để phát triển kỹ năng trong nhiều lĩnh vực. Đôi khi, chúng ta tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng: Nên biết mỗi thứ một ít hay biết chuyên sâu về một lĩnh vực thì hơn?

Có nhiều cơ hội rất thú vị nhưng lại khá “điên rồ“. Điều này là sự kết hợp của một đại dương dường như vô tận những người đang cạnh tranh lẫn nhau để thu hút người mua hàng và khách hàng tiềm năng. Do đó, một câu hỏi được đặt ra:

Liệu có công bằng nếu chúng ta chỉ chuyên về một hoặc lĩnh vực nhỏ, tập trung nâng cao giá trị ở những thứ đó, hay biến mình trở thành người “đa-zi-năng” – biết nhiều kỹ năng một lúc để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu?

Câu trả lời của tôi là cả hai. Nhưng chúng ta phải có khả năng và khéo léo.

Nên biết mỗi thứ một ít hay biết chuyên sâu về một lĩnh vực thì hơn?

Ít hơn những gì bạn có thể làm và cách trình bày, thể hiện tất cả các kỹ năng của bạn như thế nào? Mặc dù chúng ta có cơ hội quan sát những người thành công hiện nay, họ có rất nhiều kỹ năng trong các lĩnh vực khác nhau nhưng hầu hết nếu không phải là tất cả thì họ sẽ xây dựng sự thành công của họ thông qua việc tập trung trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực tại một thời điểm nhất định.

Ví dụ, Elon Musk – nhà sáng lập 3 công ty gồm Tesla, SMasterskillsX và Solar City đã đạt đến một giai đoạn trong nghề nghiệp, nơi mà ông xuất hiện giống như một “vị thần trong phạm vi các kỹ năng” của ông ấy và các lĩnh vực của ngành công nghiệp. Nhưng chúng ta không được quên rằng ông đã trở nên “thành thạo” và làm chủ một kỹ năng đặc biệt trong một thời gian trước khi xây dựng một danh mục đầu tư về những kế hoạch thành công và trải nghiệm có được.

Chúng ta sẽ nhận ra mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho đến khi chúng ta nổi tiếng về cách giải quyết các vấn đề từng xảy ra, được biết đến như một chuyên gia.

Hãy chú ý điều tôi nhấn mạnh vào từ “trở nên nổi tiếng“. Trở nên nổi tiếng nhưng không nhất thiết là phải làm những điều tương tự, mà làm những điều bạn thực sự có thể làm.

Vậy theo tôi, chuyên gia là gì? Tôi cho rằng một chuyên gia chuyên về một thứ gì đó đặc biệt, những gì mà chúng ta có thể làm. Điều đó có nghĩa là khi làm một chuyên gia không chỉ trong công việc chúng ta đang làm, mà quan trọng hơn là cách chúng ta thể hiện mình với những khách hàng tiềm năng và triển vọng.

Tham khảo:   14 bước quan trọng giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi nợ nần

Khi nói chúng ta cần là một chuyên gia, không có nghĩa là chúng ta không thể phát triển những kỹ năng trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên bằng cách này, chúng ta có thể sẽ có ít thời gian và năng lượng tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như nhiếp ảnh gia, thiết kế logo, người viết kịch bản, các lập trình viên thiết kế web front-end hoặc minh họa nhân vật 3D.

Điều quan trọng chúng ta thể hiện bản thân như một chuyên gia ở bất kỳ giai đoạn nhất định nào trong nghề nghiệp, để khi những khách hàng triển vọng lý tưởng của chúng ta nhìn thấy thương hiệu đó và cách truyền đạt những gì mà chúng ta có thể làm giúp họ, chúng ta sẽ được xem như một chuyên gia và tốt nhất là một chuyên gia có thể phục vụ những khách hàng lý tưởng cụ thể.

Chúng ta có thể thay đổi sự khác biệt của bản thân bất cứ lúc nào chúng ta muốn và có thể làm mọi thứ chúng ta thích đằng sau “viễn cảnh” đó. Rất nhiều người lo lắng rằng nếu không nói với thế giới rằng họ có thể làm được những gì thì họ sẽ bị giảm đi những cơ hội tiềm năng với một phạm vi những khách hàng khác nhau. Miễn là bạn xác định được một viễn cảnh mục tiêu lý tưởng để chủ động thúc đẩy khả năng, là người phù hợp nhất có sự riêng biệt, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển ở công việc sắp tới.

 

Nếu bạn không có đủ cơ hội – vấn đề không phải bạn đã đánh giá bản thân mình quá thấp hay đặt trong một phạm vi quá hẹp – vấn đề là do bạn không chủ động thu hút những khách hàng triển vọng, người mà phù hợp với những kỹ năng riêng của bạn.

Là một chuyên gia, bạn vẫn có thể nói với mọi người rằng bạn có thể làm những thứ khác và chấp nhận làm việc ở lĩnh vực khác, nhưng phần hồ sơ trình bày cơ bản của bạn ở trên Web và phần miêu tả chính thể hiện rằng bạn đã từng làm ở bất kỳ vị trí nào trong sự nghiệp của bạn. Điều đó sẽ tiết lộ cho mọi người tới những người phù hợp với những chuyên ngành cụ thể, có nghĩa là bạn có thể trải qua khoảng thời gian có nhiều kỹ năng và các sản phẩm mang tên bạn.

Ví dụ:

Nếu bạn là một nhà thiết kế và hiện tại bạn đang cung cấp những dịch vụ thiết kế web, thiết kế logo, thiết kế minh hoạ và in ấn, hãy xem xét thu hẹp lại chuyên môn chính của bạn để có một đặc điểm rõ ràng hơn như thiết kế in ấn chẳng hạn. Trừ khi bạn có một nhóm làm việc cùng mang chung một cái tên với bạn, mỗi cá nhân trong nhóm đó có thể cung cấp những kỹ năng khác nhau.

Tham khảo:   Những nhân tố không ngờ có thể khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc (phần 1)

Trong thời gian này, hãy thử thu hẹp chuyên môn của bạn xuống chỉ là thiết kế in ấn và cũng có một viễn cảnh lý tưởng về ngành công nghiệp nhà hàng Ý. Hiện giờ doanh nghiệp của bạn được khẳng định tên tuổi hơn rồi đó. Với việc thể hiện bạn như một chuyên gia thiết kế in ấn cho các nhà hàng, khi những khách hàng tiềm năng tìm đến bạn, họ sẽ thấy rằng bạn là một người hoàn toàn phù hợp với họ và hơn nữa, có thể sẽ là muốn làm việc với bạn.

Nếu những khách hàng triển vọng nhìn thấy doanh nghiệp của bạn và thấy bạn là một chuyên gia in ấn trong các nhà hàng, họ chắc chắc sẽ muốn cộng tác làm việc với bạn.

Thực tế, mỗi người trong chúng ta điều bị thu hút bởi các chuyên gia và nếu bạn là một chuyên gia, nhiều khả năng bạn có thể phát triển những kỹ năng của mình tại một khu vực đó.

Chẳng hạn như trường hợp của tôi, tôi đã dành 10 năm mài giũa chuyên môn về đồ họa như một chuyên gia về mảng bản đồ và phong cảnh top-down (từ trên xuống) trong một phong cảnh rất cụ thể.

Vì vậy, hãy suy nghĩ về việc bạn có thể thu hẹp những dịch vụ của mình để tạo ra một thứ gì đó tinh tế hơn. Đây sẽ là kỹ năng duy nhất, lý tưởng để sử dụng một hoặc một số lượng rất nhỏ các công cụ hay phương pháp.

Ví dụ thêm:

Bạn muốn giới thiệu chuyên môn nổi bật như một điểm chính trên trang web của bạn? Bằng cách này, bạn có thể giao tiếp với mọi người nhưng tôi muốn nói rằng bạn vẫn có thể trình bày những thứ khác trong hồ sơ cá nhân ở trang khác và qua những đường link trên trang của bạn nếu muốn.

 

Khi là một chuyên gia, sẽ dễ hơn rất nhiều để làm chủ – thăng tiến – trong một góc nào đó của thị trường và thực sự trở thành nổi tiếng trong lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Nói đến ví dụ một nhiếp ảnh gia, bạn được chọn là một chuyên gia về phong cảnh đô thị ở Trung Quốc. Hiện giờ bạn có nhiều cơ hội được chú ý và đánh giá cao hơn so với mặt bằng chung. Bạn có quyền lựa chọn những khác hàng thích hợp, ngay cả khi họ không có kế hoạch chụp ảnh ở Trung Quốc.

Tham khảo:   6 niềm tin sai lầm vẫn còn tồn tại nơi công sở

Hãy nhớ, bạn được chọn là một chuyên gia ở Trung Quốc trong một thời gian. Bạn có thể làm chuyên gia trong lĩnh vực đó mãi mãi hoặc có thể chuyển sự tập trung sang thứ khác và trình bày như chuyên gia – một vài tháng hay vài năm kể từ bây giờ. Bạn có thể là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đô thị ở Trung Quốc ngày nay nhưng có thể là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đô thị ở Nga vào năm sau.

Lưu ý rằng, một chuyên gia cần phải được “bổ sung” bằng cách xúc tiến hiệu quả và tích cực mà tôi đã đề cập trong nhiều bài viết trước.

Những gì bạn đang làm rất xuất sắc, làm chủ một kỹ năng tại một thời điểm và gặt hái được những phần thưởng như vậy. Cuối cùng, bạn có thể được biết đến như một thiên tài đa ngành.

Đối với các doanh nghiệp hiện giờ, chuyên gia về một thứ sẽ được biết đến nhờ thứ đó.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo