Hệ thống kiểm soát nội bộ

Nghề Kiểm Soát Nội Bộ – Triển Vọng Mới Cho Tương Lai

Nghề kiểm soát nội bộ không hẳn khô khan như nhiều người vẫn nghĩ, thậm chí đây có thể là nghề mang lại nhiều triển vọng mới cho tương lai.

Một bảng mô tả công việc của nghề kiểm soát nội bộ thường gồm các phần: nhiệm vụ/trách nhiệm, tiêu chuẩn công việc, môi trường, điều kiện làm việc….

I. Mô tả công việc vị trí Kiểm soát nội bộ

Nhiệm vụ/trách nhiệm của Kiểm soát nội bộ bao gồm:

Mẫu mô tả công việc 1 bao gồm các nhiệm vụ sau:

1.Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ, kiểm tra và đánh giá các biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Công ty nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát nội bộ mảng tài chính theo quy định tại quy chế tổ chức hoạt động Kiểm soát nội bộ, đề cương đính kèm theo bản mô tả này và Quy chế tổ chức đoàn kiểm tra.
3. Giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà các kết luận/báo cáo kiểm soát đã ghi nhận và có khuyến nghị.
4. Định kỳ báo cáo tuần/tháng/bất thường về hoạt động của Ban KSNB trình Trưởng Ban KSNB.
5. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban KSNB về báo cáo, kết luận kiểm soát, tổng hợp phản hồi kiểm soát trình Trưởng Ban KSNB theo quy định.

6.Lập biên bản vi phạm và kiến nghị xử lý vi phạm đối với nhân viên dưới quyền, các phòng ban chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát.
7. Chịu trách nhiệm tính chính xác, tính bảo mật trong quá tình thực hiện kiểm soát
8. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro phù hợp với các quy định của Pháp luật và đặc thù của Công ty;
9. Tham gia các đợt kiểm toán nội bộ của công ty, xác định các lĩnh vực có nguy cơ cao, khuyến nghị, đề xuất những biện pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại, vi phạm và rủi ro phát hiện qua các cuộc kiểm toán; theo dõi, giám sát việc thực hiện các khuyến nghị;
10. Tư vấn, hướng dẫn các vấn đề liên quan tới nghiệp vụ công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro;
11. Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và qui trình kế toán cũng như việc đánh giá tính chính xác của báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
12. Thực hiện các công việc khác do Trưởng Ban KSNB giao.

Tham khảo:   Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bắt đầu từ đâu?

Mẫu mô tả công việc 2 bao gồm các nhiệm vụ sau:

  1. Công tác rà sóat và xây dựng tài liệu, lập báo cáo:
    – Hỗ trợ sọan thảo các chính sách, quy trình về kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Công ty, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc;
    – Rà sóat hệ thống các quy trình nội bộ của các phòng ban, đảm bảo tính hợp lý, khả thi và tính nhất quán;
    – Đánh giá và quản lý rủi ro trong mọi hoạt động của Công ty: hệ thống thông tin báo cáo tài chính và thông tin quản lý;
    – Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống kiểm soát được thiết lập, thực hiện và duy trì một cách có hiệu quả;
    – Lập báo cáo kiểm soát những mặt cần khắc phục của các đơn vị.
    – Lập báo cáo kiểm soát nội bộ theo định kỳ hàng tháng/quý/năm.
  2. Công tác tổ chức của nghề kiểm soát nội bộ:
    – Đảm bảo việc tác nghiệp và việc kiểm soát nội bộ được giao được thực hiện hiệu quả;
    – Đôn đốc, giám sát các phòng ban thực hiện các yêu cầu về công việc, cải tiến quy trình hay khắc phục dựa trên các báo cáo và đánh giá của kiểm soát nội bộ;
    – Đưa ra những ý kiến nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị.
  3. Công tác kiểm tra, giám sát:
    – Kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh và của các phòng/ban nghiệp vụ có liên quan;
    – Chủ trì thực hiện công việc điều tra các sai phạm của nhân viên trong công ty;
    – Tham gia công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các đơn vị theo sự chỉ đạo của BGĐ
  4. Quản trị công việc toàn Công ty.
Tham khảo:   DNNN thua lỗ: Thất bại của Ban kiểm soát?

Dựa trên các nhiệm vụ trên, bạn có thể xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn, phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của phòng ban liên quan.

II. Tiêu chuẩn công việc Kiểm soát nội bộ

Tiêu chuẩn công việc của Kiểm soát nội bộ bao gồm: bằng cấp, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất sau đây:

1.  Tốt nghiệp các trường Đại học chuyên ngành kinh tế, kế toán, kiểm toán.
2. Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm soát nội bộ.
3. Có chứng chỉ hành nghề/chứng chỉ chuyên môn chứng khoán/ACCA/CFA…
4. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và các nghiệp vụ về tài chính kế toán, kiểm toán nội bộ.
5. Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin.
6. Sử dụng thành thạo Word, Excel, Powerpoint; Tiếng Anh thương mại trình độ B trở lên; Kỹ năng giao tiếp tốt.
7. Trung thực, cẩn thận,khách quan, nhạy bén, có tư duy phản biện ,có trách nhiệm cao trong công việc
8. Sức khỏe tốt, sẵn sàng đi công tác xa,chịu được áp lực cao trong công việc.

Nhìn chung với những yêu cầu và triển vọng của nghề kiểm soát nội bộ thì đây cũng là nghề đáng được lưu tâm với những ai còn băn khoăn chọn cho mình một nghề trong tương lai.

Tham khảo:   Yếu Tố Góp Phần Nâng Cao Chất Lượng Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ

Tham khảm chi tiết  tại : https://www.masterskills.org/default.htm
—————— ** —————–
👉 Học viện Masterskills Vietnam 👈
🏣 Văn phòng: Lầu 9, Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
🕒 Thời gian làm việc: Từ 8h30 ~ 17h00 (Từ Thứ hai đến Thứ sáu)
🏣 Học tại Tp.HCM: Tầng 2, Tòa nhà TS Building, Số 17, Đường số 2, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, Tp.HCM
🏣 Học tại Hà nội: Tầng 7, Trung Tâm TM Vân Hồ, Số 51, Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
📞 Tel.(028) 22 194 047
📧 Email:info@masterskills.org

(Sưu tầm)

Trả lời

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo