Hệ thống kiểm soát nội bộ

Nhân sự kiểm toán nội bộ cần kỹ năng gì

Khung pháp lý dần được hình thành

So với các nước phát triển, hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) tại Việt Nam chỉ mới đang ở giai đoạn khởi đầu nhưng đang trong xu thế hội nhập và nhiều chuyên gia dự báo ngành KTNB tại Việt Nam sẽ phát triển trong thời gian tới.

Từ năm 1997, tại Việt Nam đã có quy chế KTNB cho nền kinh tế quốc dân áp dụng đối với khối doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai thời điểm đó còn khá lúng túng do cơ cấu quản trị trong doanh nghiệp gặp rào cản, cũng như chưa có khung pháp lý rõ ràng và nhân sự có chuyên môn.

Và đến gần đây Luật Kế toán năm 2015 có bổ sung Điều 39 so với Luật Kế toán 2003, quy định về Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ, phải tăng cường quản trị của chính các đơn vị kế toán. “KTNB là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ”.

Luật cũng quy định nhiệm vụ của KTNB là kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị; kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị hạch toán. Ngoài ra, KTNB còn giúp phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý tài sản của đơn vị, đề xuất giải pháp cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.

Gần đây, KTNB dần trở nên phổ biến và triển khai nhiều hơn với sự tiên phong của một số doanh nghiệp lớn như Vinamilk (VNM), Cơ điện lạnh (REE), Novaland (NVL)… chuyển đổi mô hình không còn Ban kiểm soát mà thay vào đó là Thành viên độc lập HĐQT phụ trách. Một số doanh nghiệp niêm yết (DNNY), doanh nghiệp Nhà nước đã quan tâm tổ chức bộ phận KTNB, hướng theo thông lệ quốc tế nhưng phần lớn các doanh nghiệp chưa hình thành đúng chức năng KTNB.

Theo Báo cáo thẻ điểm quản trị ASEAN 2015 – 2016, trong 55 DNNY của Việt Nam tham gia đánh giá thì chỉ có 40% công ty có bộ phận KTNB độc lập tương đương khoản 22 công ty, còn lại 60% công ty không có bộ phận KTNB độc lập. Trong 40% công ty có bộ phận KTNB lại chỉ có 20% công ty công bố danh tính trưởng ban KTNB. Còn trong 40% công ty có bộ phận KTNB, không có trường hợp nào công bố việc bổ nhiệm và bãi nhiệm nhân viên kiểm toán nội bộ phải thông qua Ban kiểm soát.

Tham khảo:   TỰ ĐÁNH GIÁ KHUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO CHUẨN COSO

Chia sẻ trong buổi hội thảo “Xu hướng phát triển nghề nghiệp và định hướng đào tạo kiểm toán nội bộ tại Việt Nam”, bà Lê Thị Tuyết Nhung – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán cho biết tại khu vực công, UBND các tỉnh/thành phố chưa tổ chức hoạt động KTNB. Phần lớn các Bộ, cơ quan ngang Bộ chưa tổ chức hoạt động KTNB. Nhìn chung, mô hình tổ chức KTNB, phạm vi hoạt động, thẩm quyền báo cáo, bố trí trí nhân sự ở các đơn vị thuộc khu vực công cũng khác nhau. Phần lớn các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tổ chức KTNB, mà chỉ thực hiện kiểm tra kế toán theo QĐ 67/2004/QĐ-BTC nhưng không thường xuyên.

Làm thế nào để đánh giá được hoạt động KTNB?

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để các nhà quản trị có thể thực hiện được trách nhiệm “rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của đơn vị”?

Theo bà Lệ Thị Tuyết Nhung, muốn đạt được hiệu quả về KTNB trước hết phải dựa trên thông lệ các nguyên tắc quản trị của G20/OECD, nghĩa là phải thông qua hệ thống KTNB báo cáo trực tiếp lên HĐQT. Thực tế tại Việt Nam, các đơn vị thường tập trung nhiều hơn vào việc thực hiện các tiêu chí tuân thủ, trong khi việc thực thi các tiêu chí theo thông lệ vẫn còn thấp.

Nguyên nhân hoạt động KTNB chưa hoạt động theo đúng chức năng của mình được bà Nhung cho là do Việt Nam chưa có khuôn khổ pháp lý cụ thể quy định và hướng dẫn về KTNB, do đó việc tổ chức KTNB còn hạn chế, không phát huy được vai trò và tác dụng của KTNB. Thứ hai là các doanh nghiệp nhận thức chưa hết về vai trò và tác dụng của KTNB, do đó chưa xây dựng được KTNB đúng theo các thông lệ tốt, chưa có bộ phận KTNB như là tuyến phòng thủ cuối cùng trong việc ngăn ngừa rủi ro phát tán ra bên ngoài tổ chức.

Tham khảo:   Những hạn chế của kiểm soát nội bộ

Thêm nữa, hoạt động nghề nghiệp về KTNB tại Việt Nam cũng chưa được chuẩn hóa, chưa có chuẩn mực nghề nghiệp KTNB được ban hành. Ngoài ra, đội ngũ làm KTNB còn thiếu và chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản.

Ông Hoàng Hùng – Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam chia sẻ, khi doanh nghiệp vượt qua được rào cản pháp lý và thông lệ quốc tế để hình thành nên bộ phận KTNB, thì tính độc lập là điều cần thiết nhất để KTNB hoạt động đúng vị thế và chức năng của mình.

Để đảm bảo tính độc lập, theo ông Richard F. Chamber – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc toàn cầu IIA cho biết trước hết phải xem xét KTNB sẽ báo cáo cho ai về mặt chuyên môn và trách nhiệm. Quy chế của KTNB hoạt động theo 3 cấp gồm HĐQT, HĐTV là người đại diện đưa ra định hướng cho doanh nghiệp, kế tiếp là Ban điều hành và Ban quản trị cấp cao, cuối cùng là các Khối vận hành. Trong mô hình này, KTNB được xem là tuyến phòng vệ thứ 3, tính độc lập của tuyến này cao hơn vì tại đây các kênh báo cáo có thể được nhìn thấy. Phải xác định được KTNB báo cáo cho ai, do ai giám sát và đối tượng của KTNB là gì thì mới có thể xác định được chức năng KTNB có rõ ràng hay không.

Nhân sự KTNB cần có những kỹ năng nào?

Để đối mặt với những thách thức trên, nhân sự KTNB cần phải liên tục bàn luận và trao đổi với Ban quản lý và với Ủy ban kiểm toán để hiểu được kỳ vọng của họ. Và sau đó, nhân viên KTNB cần phải đảm bảo được là họ có kỹ năng, quyền hạn, nguồn lực cần thiết và luôn luôn báo cáo cho Ban Quản lý những đánh giá về rủi ro: Liệu công ty đã kiểm soát được rủi ro hay chưa, liệu công ty có thiết kế và triển khai biện pháp kiểm soát hợp lý chưa?

Tham khảo:   TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Ông Richard F. Chamber cho biết thêm hiện nay tại Việt Nam, phần lớn đội ngũ kiểm toán viên nội bộ được tuyển dụng từ các ngành nghề khác như kiểm toán độc lập, kế toán hay kiểm soát hoặc được bổ nhiệm và luân chuyển từ các bộ phận khác trong nội bộ của tổ chức. Do đó, họ có thể thiếu đi một vài kỹ năng cần thiết về nghề KTNB.

Để thực hiện chức năng KTNB một cách hiệu quả, nhân viên KTNB cần phải có những kỹ năng cần thiết để kiểm soát các rủi ro quan trọng của một công ty, họ còn phải có hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp (nhiều nhất có thể), cần phải có chuyên môn về công nghệ, kế toán, quy trình quản lý, tư duy phản biện và giao tiếp. Ngoài ra, họ cũng cần phải thể hiện được là họ đã có những kỹ năng quan trọng trên và một cách để làm điều đó là thông qua các cuộc thi để đạt chứng chỉ KTNB (CIA).

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc