22. Quản trị kinh doanh

Nghệ thuật phục vụ khách hàng (The Art of Customer Service) là gì? Mưu kế kinh doanh

Hình minh hoạ (Nguồn: blacksheepproductions)

Nghệ thuật phục vụ khách hàng

Khái niệm

Nghệ thuật phục vụ khách hàng trong tiếng Anh được gọi là The Art of Customer Service.

Nghệ thuật phục vụ khách hàng là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố tâm lí, các lợi thế, các nguồn lực, các cơ hội, các phương pháp, các hình thức trong kinh doanh, thông qua việc nắm bắt nhanh chóng các thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, bạn hàng, các cơ quan quản lí vi mô, môi trường cạnh tranh trong quốc tế. 

Để sử dụng có hiệu quả các mưu kế kinh doanh đem lại sự phát triển nhanh chóng và bền vững cho doanh nghiệp.

Nghệ thuật kinh doanh thực chất là việc xem xét phân tích hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và môi trường để đặt ra mục tiêu cần đạt, rồi chế ngự hoàn cảnh để đạt đến mục tiêu đã đề ra.

Công cụ

Công cụ của nghệ thuật phục vụ khách hàng

Để thực hiện nghệ thuật kinh doanh, phục vụ khách hàng phải sử dụng tổng hợp các công cụ sau: 

– Thứ nhất là phải có một nguồn lực nhất định đủ để làm việc; rõ ràng doanh nghiệp nghèo nàn về vốn, yếu ớt về công nghệ, thiết bị thì làm sao có thể làm chủ được tình thế. 

Tham khảo:   Biểu đồ hộp (Box Plot) là gì? Đặc trưng và ví dụ

– Thứ hai là doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin đầy đủ (về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về nội bộ doanh nghiệp, về trình độ kĩ thuật ngành hàng, về biến động thị trường và cơ chế quản lí vĩ mô của nhà nước v.v.). 

– Thứ ba, phải có mưu lược kinh doanh tài giỏi (thể hiện qua các mưu kế kinh doanh). 

– Thứ tư, phải có các hoạt động quan hệ công chúng (PR) tốt, các chi phí thỏa đáng về các hoạt động marketing.

Mưu kế kinh doanh

Mưu kế kinh doanh là cách hoạt động có tính toán để buộc người khác phải làm theo đúng ý muốn của mình. 

Thực chất của mưu kế kinh doanh là các kịch bản làm giàu cho doanh nghiệp xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, tìm ra các điểm khác biệt tối ưu để thực hiện thành công các ý đồ kinh doanh mà doanh nghiệp khác không biết, hoặc biết nhưng cũng không thểlàm khác được.

(Tài liệu tham khảo: Tâm lí học lãnh đạo và quản lí, PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

Tham khảo:   Phân tích giá trị phụ trội (Overhead Value Analysis - OVA) là gì? Phương pháp

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo