22. Quản trị kinh doanh

Nghiên cứu và phát triển (Research and Development – R&D) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: americanexperiment.org

Nghiên cứu và phát triển

Khái niệm

Nghiên cứu và phát triển trong tiếng Anh là Research and Development, viết tắt là R&D.

Nghiên cứu và phát triển (R&D) đề cập đến các hoạt động mà các công ty thực hiện để đổi mới và ra mắt các sản phẩm và dịch vụ mới. Mục tiêu của R&D thường là đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường và làm tăng lợi nhuận của công ty.

Các hoạt động R&D được thực hiện bởi các công ty trong mọi lĩnh vực và ngành công nghiệp. Doanh nghiệp tăng trưởng thông qua những cải tiến và sự phát triển của hàng hóa và dịch vụ mới. 

Các công ty dược phẩm, chất bán dẫn và phần mềm, công nghệ có xu hướng chi tiêu nhiều nhất cho R&D.

Bản chất của R&D

Thuật ngữ R&D thường được gắn với sự đổi mới cả trong thế giới doanh nghiệp và chính phủ hoặc khu vực công và tư nhân. R&D giữ cho một công ty ở vị trí đứng đầu trong cuộc cạnh tranh. 

Nếu không có chương trình R&D, một công ty có thể không tự tồn tại được và phải dựa vào các cách khác để đổi mới, chẳng hạn như tham gia vào các vụ sáp nhập và mua lại hoặc quan hệ đối tác. Thông qua R&D, các công ty có thể thiết kế các sản phẩm mới và cải thiện dịch vụ hiện có.

Tham khảo:   Sự động viên, khuyến khích (Encouragement) trong năng lực lãnh đạo

R&D tách biệt với hầu hết các hoạt động khác mà một công ty thực hiện. Các công ty thường không kì vọng hoạt động nghiên cứu hoặc phát triển sẽ mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Thay vào đó, chúng được dự kiến sẽ đóng góp vào lợi nhuận dài hạn.

R&D có thể dẫn đến công ty thu được bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu của các khám phá và của các sản phẩm được tạo ra.

Các công ty thành lập bộ phận R&D phải có sự cam kết vốn đáng kể cho hoạt động này. Càng đầu tư nhiều tiền vào R&D thì mức độ rủi ro vốn càng tăng. Các công ty khác có thể chọn thuê ngoài R&D vì nhiều lí do, bao gồm qui mô và chi phí.

Các mô hình tổ chức R&D cơ bản

Một mô hình R&D là một bộ phận của công ty chủ yếu gồm các kĩ sư phát triển sản phẩm mới – đây là một nhiệm vụ thường liên quan đến nghiên cứu sâu rộng. Mô hình này không có mục tiêu hay ứng dụng cụ thể, mà chỉ đơn thuần được thực hiện vì mục đích nghiên cứu.

Mô hình thứ hai liên quan đến một bộ phận bao gồm các nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu công nghiệp, tất cả những người được giao nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực kĩ thuật, khoa học hoặc công nghiệp. Mô hình này tạo điều kiện phát triển các sản phẩm trong tương lai, hoặc cải tiến các sản phẩm hiện tại và quĩ trình vận hành.

Tham khảo:   Đòn bẩy kinh doanh (Operating Leverage - OL) và công thức DOL

Ngoài ra còn có mô hình mà các tập đoàn lớn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Các tập đoàn hỗ trợ và tài trợ vốn cho các công ty này với hi vọng rằng những cải tiến mới sẽ mang lại lợi ích cho họ.

Ngoài ra, mua bán và sáp nhập, và quan hệ đối tác cũng là các hình thức R&D khi các công ty bắt tay để tận dụng kiến thức và tài năng của các công ty khác.

Ai chi tiêu nhiều nhất cho R & D?

Các công ty chi hàng tỉ USD cho R&D để sản xuất các sản phẩm mới nhất, được người mua tìm kiếm nhiều nhất. Theo PriceWaterhouseCoopers, 10 công ty sau đây đã chi nhiều nhất cho R&D trong :  

Amazon: 22,6 tỉ USD

Alphabet: 16,2 tỉ USD

Volkswagen: 15,8 tỉ USD 

Samsung: 15,3 tỉ USD

Intel: 13,1 tỉ USD

Microsoft: 12,3 tỉ USD

Apple: 11,6 tỉ USD

Roche: 10,8 tỉ USD

Johnson & Johnson: 10,6 tỉ USD

Merck: 10,2 tỉ USD

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo