28. Quản Trị Marketing

Nhận diện thương hiệu (Brand Recognition) là gì? Nội dung về nhận diện thương hiệu

Hình minh họa (Nguồn: Epiphany search)

Nhận diện thương hiệu (Brand Recognition)

Khái niệm

Nhận diện thương hiệu trong tiếng Anh là Brand Recognition.

Nhận diện thương hiệu là sự đánh giá mà toàn thể công chúng (hoặc thị trường mục tiêu của một tổ chức) có thể xác định nhãn hiệu bằng các thuộc tính của nó. 

Nhận diện thương hiệu thành công nhất khi mọi người có thể nói rõ nhãn hiệu mà không cần tiếp cận trực tiếp với tên công ty, thay vào đó là nhận diện thông qua các ký hiệu hình ảnh hoặc thính giác như logo, slogan, bao bì, màu sắc hoặc âm thanh trong quảng cáo. Nhận diện thương hiệu khác với nhận thức nhãn hiệu, nhận thức nhãn hiệu đơn thuần chỉ là hiểu biết về sự tồn tại thương hiệu.

Nội dung về nhận diện thương hiệu

Các doanh nghiệp nhỏ và các tập đoàn lớn có thể làm nhiều việc để xây dựng và duy trì nhận diện thương hiệu của họ, để trở thành “thứ nghĩ tới đầu tiên” đối với những khách hàng sẵn sàng mua hàng online hay tại cửa hàng.

Ví dụ, một công ty nên đưa ra một câu chuyện độc đáo, cảm động hay chân thành để cho khách hàng biết lí do tại sao sản phẩm này được bán. Khách hàng có xu hướng nhớ tới các thương hiệu tiếp cận họ ở mức độ cá nhân hoặc cảm xúc. 

Tham khảo:   Ghi nhớ (Memorization) của khách hàng là gì? Ứng dụng trong marketing

Một cách khác để xây dựng và duy trì nhận diện thương hiệu là cung cấp dịch vụ khách hàng mẫu mực. Khách hàng có nhiều khả năng giới thiệu và mua sản phẩm từ một công ty mà họ biết giá trị bảo trợ của mình. 

Các doanh nghiệp cũng nên đặt mục tiêu nhiều hơn mong đợi của khách hàng và tìm cách hướng dẫn khách hàng của họ để được biết đến như là các chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định hoặc liên quan đến khách hàng và cách họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà họ mua trong một thời gian dài nhằm mục đích là đảm bảo lòng trung thành của người tiêu dùng.

Một cách để thực hiện điều này là thông qua các bản tin điện tử hoặc blog để đảm bảo rằng khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng luôn chú ý đến công ty. Các doanh nghiệp nhỏ đến lớn cũng có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để đảm bảo rằng tên và sản phẩm hoặc dịch vụ của họ được truyền đi liên tục. Tất nhiên nên sử dụng logo hoặc chủ đề hình ảnh của công ty trong tất cả các thông tin quảng bá.

Tham khảo:   Xây dựng mạng lưới xã hội (Social Networking) là gì? Ưu nhược điểm của xây dựng mạng lưới xã hội

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo