25. Kế toán - Kiểm toán

Nợ khó đòi (Uncollectible accounts) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: m.post.naver.com

Nợ khó đòi (Uncollectible accounts)

Nợ khó đòi trong tiếng Anh là Uncollectible accounts.

Nợ khó đòi là các khoản phải thu, các khoản cho vay hoặc các khoản nợ khác hầu như không có khả năng thanh toán, bao gồm nhiều lí do như khách hàng phá sản, không thể tìm được khách hàng, lừa đảo từ phía khách hàng hoặc thiếu tài liệu thích hợp để chứng minh rằng nợ tồn tại. (Theo Investopedia).

Kế toán nợ khó đòi chịu sự chi phối của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Kế toán sẽ trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi và xác định đó như một loại chi phí.

Nguyên tắc kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Doanh nghiệp (DN) trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:

– Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, DN đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.

Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên

Tham khảo:   Điện báo (Telegraphy) trong hệ thống Kho bạc Nhà nước là gì? Yêu cầu

– Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn

2. Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo qui định hiện hành:

+ 30% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm

+ 50% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm

+ 70% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

+ 100% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên

+ Đối với nợ chưa đến hạn thanh toán thì DN dự kiến tổn thất để trích lập dự phòng

3. Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi thực hiện ở thời điểm lập BCTC

+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi lập ở cuối kì kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp

+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi lập ở cuối kì kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lí doanh nghiệp

Tham khảo:   Khấu hao (Amortization hoặc Depreciation) là gì? Phân biệt khái niệm Amortization và Depreciation

– Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm thì DN có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho công ty mua, bán nợ hoặc xóa những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán (điều kiện xóa nợ theo thông tư 228/2009/TT-BTC).

Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo qui định của pháp luật và theo điều lệ DN. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của DN và trình bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính.

Nếu sau khi đã xóa nợ, DN lại đòi được nợ đã xử lí thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào thu nhập khác.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Kế toán tài chính 2, Học viện Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo