25. Kế toán - Kiểm toán

Nợ phải thu (Receivables/Accounts receivable) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: rocketreceivables.com

Nợ phải thu (Receivables/Accounts receivable)

Khái niệm

Nợ phải thu trong tiếng Anh là Receivables hoặc Accounts receivable.

Nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiêp (DN) đang bị các cá nhân, đơn vị khác chiếm dụng, bao gồm:  Phải thu của khách hàng, phải thu về thuế GTGT được khấu trừ,  phải thu nội bộ, phải thu khác.

Theo thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải thu bao gồm:

– Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ phải thu có thời hạn thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kì sản xuất kinh doanh (SXKD)

– Nợ dài hạn: Là các khoản nợ phải thu có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc 1 chu kì SXKD.

Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

– Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản Nợ phải thu theo từng đối tượng phải thu, theo dõi chi tiết theo kì hạn phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo yêu cầu quản lí của DN

– Trường hợp khách hàng vừa là người mua vừa là người bán thì cho phép thanh toán bù trừ nhưng hai bên phải thoả thuận và lập chứng từ thanh toán bù trừ

– Các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc không có khả năng đòi được vào cuối kì kế toán năm hoặc cuối kì kế toán giữa niên độ, phải lập dự phòng theo qui định hiện hành. Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)

Tham khảo:   Đối tượng tính giá thành trong kế toán quản trị là gì? Xác định đối tượng

– Khi lập Báo cáo tài chính (BCTC), kế toán căn cứ kì hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải thu của BCĐKT có thể bao gồm các khoản được phản ánh ở các TK khác ngoài các TK phải thu như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1283, Khoản kí quĩ, kí cược phản ánh ở TK 244, khoản tạm ứng ở TK 141…

– Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để đánh giá lại cuối kì khi lập BCTC. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có thể bao gồm:

+ Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kì hạn bằng ngoại tệ

+ Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

(1) Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập BCTC có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và DN sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Tham khảo:   Kiểm tra tài liệu trong thu thập bằng chứng kiểm toán là gì?

(2) Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập BCTC có bằng chứng chắc chắn về việc DN không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và DN sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

+ Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ

+ Các khoản đặt cọc, kí cược, kí quĩ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ. Các khoản nhận kí cược, kí quĩ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.

(Theo Giáo trình Kế toán tài chính 1, Học viện Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo