Quản trị dự án

Phân loại rủi ro – Risk categories

Rủi ro có thể được phân loại theo nhiều cách, bao gồm:

  • Rủi ro bên ngoài (external): Các vấn đề về quy định, luật hiện hành, môi trường, chính phủ; dịch chuyển thị trường; vấn đề về địa điểm thực hiện dự án,…
  • Rủi ro nội bộ (internal): Thay đổi về tiến độ hoặc ngân sách; thay đổi phạm vi; thành viên trong nhóm thiếu kinh nghiệm; các vấn đề về con người, nhân sự, vật tư và thiết bị,…
  • Rủi ro kỹ thuật (technical): Các thay đổi về công nghệ, quy trình kỹ thuật,…
  • Rủi ro thương mại (commercial): Sự ổn định của khách hàng, các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng, nhà cung cấp,…
  • Các rủi ro không lường trước được: Chỉ một phần nhỏ rủi ro (khoảng 10%) là không thể lường trước được.

Nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng hơn 300 loại rủi ro tiềm ẩn, bao gồm các rủi ro do:

  • Khách hàng
  • Quản lý dự án lỏng lẻo
  • Thiếu kiến ​​thức về quản lý dự án của Project Manager và các bên liên quan
  • Khách hàng của khách hàng
  • Các nhà cung cấp
  • Khả năng ứng phó với sự thay đổi
  • Văn hóa khác nhau

Bên cạnh đó, các nguồn rủi ro có thể liên quan đến:

  • Tiến độ: vật tư có thể được giao sớm hơn dự định, nên gói công việc XYZ có thể bắt đầu sớm hơn.
  • Giá cả/Chi phí: vật tư tới trễ hơn dự kiến, nên chúng ta phải trả thêm tiền thuê mặt bằng.
  • Chất lượng: Bê tông có thể khô theo tiêu chuẩn chất lượng của chúng ta trước khi mùa đông đến, cho phép chúng ta bắt đầu các gói công việc tiếp theo sớm hơn kế hoạch.
  • Phạm vi: Chúng ta có thể đã không xác định chính xác phạm vi cho việc lắp ráp thiết bị. Nếu đúng như vậy thì chúng ta sẽ phải thêm các gói công việc yêu cầu phát sinh thêm chi phí.
  • Tài nguyên: Designer có thể được điều sang một dự án khác. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ phải sử dụng người khác và tiến độ của có thể bị trễ.
  • Sự hài lòng của khách hàng: Có khả năng khách hàng sẽ không hài lòng với giao phẩm XYZ, khiến thời gian sửa lại giao phẩm đó tăng ít lên.
Tham khảo:   Proximity vs. Dormancy trong bài thi PMP

Rủi ro còn có thể được phân loại thành hai loại chính:

  • Business risk: rủi ro dẫn đến lãi hoặc lỗ của dự án.
  • Pure (insurable) risk (thuần rủi ro): Chỉ rủi ro của sự mất mát (chẳng hạn như hỏa hoạn, trộm cắp hoặc thương tích cá nhân,…).

  • Variability risk (biến thiên): rủi ro do không có khả năng dự đoán những thay đổi trong tương lai. Nó có sự giao động. Ví dụ như năng suất có thể cao hơn hoặc thấp hơn mục tiêu, số lỗi phát hiện trong quá trình thử nghiệm có thể cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến, hoặc điều kiện thời tiết trái mùa có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng. Có thể được giải quyết bằng cách sử dụng công cụ phân tích Monte Carlo, cho chúng ta biết khả năng kết quả dự án sẽ có những trường hợp như thế nào với những rủi ro biến thiên như thế, từ đó xác định được những hành động phù hợp tương ứng.

  • Ambiguity risk (mơ hồ): Có nguyên nhân từ sự thiếu sự hiểu biết, hiểu mơ hồ về một vấn đề nào đó. Khi mà thông tin không hoàn hảo, bao gồm: yêu cầu không rõ ràng, giải pháp công nghệ không rõ ràng, quy định – luật chưa nắm rõ, độ phức tạp của dự án. Có thể giải quyết bằng cách lấy ý kiến của chuyên gia hoặc thu thập những bài học kinh nghiệm từ nhiều nguồn. Ambiguity risk còn có thể giải quyết thông qua việc phát triển sản phẩm nguyên mẫu (prototype), giả lập,… vì những việc này giúp chúng ta làm rõ thông tin hơn.

Tham khảo:   Khai phá tiềm năng của ChatGPT trong Quản lý dự án: 8 trường hợp sử dụng dễ dàng

 

Quy trình quản lý rủi ro

Những thuật ngữ quan trọng trong quản lý rủi ro

Tạo Cấu trúc Phân rã Công việc (Create WBS) khác gì với công việc Phân rã (Decomposition) trong PMP®?

Con Đường Sự Nghiệp Cho Nhà Quản Lý Dự Án Chuyên Nghiệp

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo