23. Chứng khoán

Phí thanh toán bù trừ (Clearing Fee) là gì? Đặc điểm Phí thanh toán bù trừ

Hình minh họa. Nguồn: Euronext.com

Phí thanh toán bù trừ

Khái niệm

Phí thanh toán bù trừ trong tiếng Anh là Clearing Fee.

Phí thanh toán bù trừ là một khoản phí được thu trong các giao dịch chứng khoán bởi một trung tâm thanh toán bù trừ để hoàn thành các giao dịch sử dụng các nguồn lực riêng của cơ quan này. 

Phí thanh toán bù trừ thường có trong các giao dịch hợp đồng tương lai, bao gồm tất cả các hành động kể từ khi cam kết được thực hiện cho đến khi giao dịch được giải quyết xong. 

Phí giao dịch thường bao hàm phí môi giới và phí thanh toán bù trừ, nhưng hiếm khi bao hàm phí chuyển giao tài sản, vì yêu cầu chuyển giao tài sản cơ sở trong hợp đồng tương lai là tương đối ít. 

Phí thanh toán bù trừ thực tế có thể thay đổi vì nó dựa trên loại hình giao dịch và qui mô giao dịch. 

Các khoản phí được chuyển cho các nhà môi giới thông qua các sàn giao dịch nơi giao dịch được thực hiện. 

Đặc điểm Phí thanh toán bù trừ 

Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ hoạt động như một bên thứ ba cho giao dịch và thu một khoản phí được gọi là phí thanh toán bù trừ

Trung tâm thanh toán bù trừ nhận tiền mặt từ người mua và nhận chứng khoán hoặc hợp đồng tương lai từ người bán. Hay, trung tâm thanh toán bù trừ quản lí việc trao đổi giữa bên mua và bên bán, đổi lại họ thu một khoản phí thanh toán bù trừ. 

Tham khảo:   Chiến lược giao dịch Fade là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Sự tồn tại của trung tâm thanh toán bù trừ đóng vai trò giúp các nhà giao dịch và nhà đầu tư có thể an tâm rằng phía bên kia của hợp đồng giao dịch sẽ không thể gây ảnh hưởng lên các điều khoản giao dịch của hợp đồng bằng cách hành động thiếu minh bạch.   

Phí thanh toán bù trừ là một chi phí biến đổi (hay khả biến) do nó phụ thuộc vào qui mô giao dịch, mức độ dịch vụ cần thiết hay loại công cụ tài chính được giao dịch. 

Phí thanh toán bù trừ của các nhà đầu tư thực hiện nhiều giao dịch trong ngày có thể là một con số đáng kể. 

Trong trường hợp hai bên giao dịch hợp đồng tương lai, phí thanh toán bù trừ có thể được tích lũy cho các nhà đầu tư thực hiện nhiều giao dịch trong một ngày do vị thế mua dàn trải phí trong một khoảng thời gian dài hơn.    

Tầm quan trọng của Phí thanh toán bù trừ

Trung tâm thanh toán bù trừ đóng vai trò trung gian trong các giao dịch để đảm bảo khoản thanh toán vẫn diễn ra trong trường hợp một trong hai bên tham gia hợp đồng vỡ nợ giao dịch và không thể đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng của giao dịch. 

Tham khảo:   Đường MACD là gì? Nội dung và ý nghĩa kinh tế của đường MACD

Các nhà đầu tư và nhà giao dịch trả phí thanh toán bù trừ để sử dụng công nghệ, kế toán, lưu trữ hồ sơ, rủi ro đối tác giả định và thanh khoản của trung tâm thanh toán bù trừ.

trung tâm thanh toán bù trừ giữ cho thị trường hiệu quả và khuyến khích nhiều người tham gia vào thị trường chứng khoán hơn. Rủi ro đối tác và rủi ro trước thanh toán (pre-settlement risk) thường được các cơ quan này chấp nhận vì vai trò thanh toán bù trừ của họ.   

trung tâm thanh toán bù trừ phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lí.

Ví dụ như ở Mỹ, Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) là cơ quan quản lí hệ thống thanh toán bù trừ. 

Vào cuối , ba nhà thanh toán bù trừ lớn của Mỹ đã vượt qua các đợt kiểm tra thanh khoản căng thẳng và chứng minh họ có thể duy trì đủ thanh khoản để giải quyết các nghĩa vụ kịp thời ngay cả khi hai thành viên lớn nhất của họ (ngân hàng và đại lí môi giới) vỡ nợ.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo