24. Kinh doanh thương mại

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là cơ quan nào?

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry – VCCI) (Nguồn: VCCI)

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry – VCCI)

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Vietnam Chamber of Commerce and Industry, viết tắt là VCCI.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.

VCCI có nhiệm vụ phát triển, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học – công nghệ với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, theo quy định của pháp luật.

Qui định về VCCI

Cơ cấu tổ chức

VCCI bao gồm các cơ quan sau:

1. Đại hội Đại biểu toàn quốc.

2. Ban Chấp hành.

3. Ban Thường trực.

4. Ban Kiểm tra.

5. Các đơn vị chuyên trách; các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước; các tổ chức trực thuộc; các tổ chức khác do VCCI thành lập theo quy định của pháp luật.

Phạm vi, nguyên tắc tổ chức hoạt động

Tham khảo:   Giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online-Dispute Resolution - ODR) là gì?

1. VCCI hoạt động trên phạm vi toàn quốc, theo pháp luật Việt Nam.

2. VCCI chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. VCCI được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:

a) Tự nguyện, tự quản;

b) Hiệp thương dân chủ;

c) Bình đẳng, công khai, minh bạch;

d) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

Địa vị pháp lý, trụ sở

1. VCCI là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu, tài khoản riêng.

2. VCCI đặt trụ sở chính tại Hà Nội.

Chức năng

1. Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế;

2. Thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học – công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài; xúc tiến, thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp.

Cơ chế tài chính, tài sản

1. VCCI có tài sản và tài chính độc lập và hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính phù hợp với các quy định liên quan của pháp luật.

Tham khảo:   Liên kết kinh tế khu vực (Regional economic integration) là gì?

2. Tài sản của VCCI bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tài sản được hình thành hợp pháp khác.

Nguồn thu

VCCI hình thành từ các nguồn sau:

1. Phí gia nhập và hội phí do hội viên đóng góp;

2. Các khoản thu từ hoạt động của VCCI, các đơn vị trực thuộc và các tổ chức khác của VCCI;

3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;

4. Các hoạt động gây quỹ, tài trợ, đóng góp của các hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;

5. Các khoản thu hợp pháp khác. (Theo Quyết định Số: 2177/QĐ-TTg)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo