24. Kinh doanh thương mại

Phương tiện thủy nội địa (Inland Waterway Vehicle) là gì?

Phương tiện thủy nội địa (Inland Waterway Vehicle) (Ảnh: safety4sea)

Phương tiện thủy nội địa (Inland Waterway Vehicle)

Phương tiện thủy nội địa – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Inland Waterway Vehicle.

Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

Qui định về phương tiện thủy nội địa

Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa

1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường theo qui định;

b) Có giấy chứng nhận đăng phương tiện thuỷ nội địa, giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng , sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện;

c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.

Tham khảo:   Thanh toán quốc tế (International payment) là gì? Phương thức thanh toán quốc tế

2. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện a và b ở trên.

3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có giấy chứng nhận đăng .

4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn theo qui định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng hộ khẩu thường trú.

Phân loại phương tiện thủy nội địa để bố trí tín hiệu

Các phương tiện thủy nội địa được chia ra 6 loại để bố trí tín hiệu như sau:

Tham khảo:   Đại lí hải quan (Customs broker) là gì? Qui định chung về đại lí hải quan

1. Loại A là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 50 mã lực trở lên;

2. Loại B là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực;

3. Loại C là loại phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên;

4. Loại D là loại phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực và phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn;

5. Loại E là loại bè có chiều dài trên 25 mét, chiều rộng trên 5 mét;

6. Loại F là loại bè có chiều dài đến 25 mét, chiều rộng đến 5 mét. (Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo