24. Kinh doanh thương mại

Rủi ro khước từ phục vụ (DoS-denial of service) là gì?

Rủi ro khước từ phục vụ

Khái niệm

Rủi ro khước từ phục vụ trong tiếng Anh gọi là: DoS-denial of service.

Rủi ro khước từ phục vụ của một Website:

Là hậu quả của việc tin tặc sử dụng những giao thông vô ích làm tràn ngập và dẫn tới tắc nghẽn mạng truyền thống, hoặc sử dụng số lượng lớn máy tính tấn công vào một mạng (dưới dạng các yêu cầu phân bố dịch vụ) từ nhiều điểm khác nhau gây nên sự quá tải về khả năng cung cấp dịch vụ.

Những cuộc tấn công DoS có thể là nguyên nhân khiến cho mạng máy tính ngừng hoạt động và trong thời gian đó, người sử dụng sẽ không thể truy cập vào các website.

Hậu quả của rủi ro khước từ phục vụ trong thương mại điện tử

Đối với những trang Web thương mại điện tử náo nhiệt như eBay.com hay Buy.com hay Amazon.com, những cuộc tấn công này cũng đồng nghĩa với những khoản chi phí vô cùng lớn, vì trong thời gian website ngừng hoạt động, khách hàng không thể thực hiện các giao dịch mua bán.

Và sự gián đoạn hoạt động này ảnh hưởng tới uy tín và tiếng tăm của doanh nghiệp, những điều không dễ dàng gì lấy lại được.

Tham khảo:   Người khai hải quan (Customs declarant) là gì? Quyền và nghĩa vụ pháp lí của người khai hải quan

Mặc dù những cuộc tấn công này không phá huỷ thông tin hay truy cập vào những vùng cấm của máy chủ nhưng tạo ra nhiều phiền toái, gây trở ngại cho hoạt động của nhiều doanh nghiệp.

Thí dụ, tháng 2 năm 2000, các vụ tấn công DoS từ bọn tin tặc là nguyên nhân dẫn tới ngừng hoạt động hàng loạt website trên thế giới trong nhiều giờ:

EBay ngừng hoạt động trong 5 giờ, Amazon gần 4 giờ, CNN gần 3,5 giờ , E-Trade gần 3 giờ, Yahoo.com, Buy.com và ZDNet cũng ngừng hoạt động từ 3-4 giờ. Mike McConnelL, Security and the Internet,Wall Street Journal, 17-2-2000, ngay cả Microsoft cũng đã phải gánh chịu hậu quả của những cuộc tấn công này.

Cho đến nay, cả thế giới đang hi vọng tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công tương tự trong tương lai.

Thương mại điện tử được định nghĩa là bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm thương mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và thương mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình). (Theo Liên minh châu Âu)

Tham khảo:   Nội thủy (Internal Waters) là gì? Qui định về nội thủy

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng Thương mại Điện tử, Trần Công Nghiệp, 2008, NXB Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo