22. Quản trị kinh doanh

Quản lí chất lượng (Quality Management) là gì? Chức năng

Hình minh hoạ (Nguồn: cgbusinessconsulting)

Quản lí chất lượng 

Khái niệm

Quản lí chất lượng trong tiếng Anh được gọi là Quality Management.

– Theo GOST 15467-70: Quản lí chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. 

Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động hướng đích tới các nhán tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chi phí.

– Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: Quản chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm hàng hoá có chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.

– Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản chất lượng là một hoạt động có chức năng quản chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.

Một số thuật ngữ trong quản lí chất lượng được hiểu như sau:

– “Chính sách chất lượng” là toàn bộ ý đồ và định hướng về chất lượng do lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố. 

Đáy là lời tuyên bố về việc người cung cấp định đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nên tổ chức như thế nào và biện pháp để đạt được điều này.

Tham khảo:   Tâm lí du khách (Tourist psychology) là gì? Lợi ích việc nghiên cứu

– “Hoạch dịnh chất lượng” là các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng.

– “Kiểm soát chất lượng” là các thuật và các hoạt động tác nghiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng.

– “Đảm bảo chất lượng” là mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thỏa mãn các yêu cầu đối với chất lượng.

– “Hệ thống chất lượng” là bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản chất lượng.

Chức năng

– Chức năng hoạch định

Hoạch định là chất lượng quan trọng hàng đầu và đi trước các chức năng khác của quản chất lượng.

Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm.

– Chức năng tổ chức

Theo nghĩa đầy đủ để làm tốt chức năng tổ chức cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đáy:

+ Tổ chức hệ thống quản chất lượng

+ Tổ chức thực hiện bao gồm việc tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức, thuật, chính trị, tư tưởng, hành chính nhằm thực hiện kế hoạch đã xác định.

Tham khảo:   Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Vĩnh Phúc (Vinh Phuc Young Entrepreneurs Organization) là gì?

– Chức năng kiểm tra, kiểm soát

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động tác nghiệp thông qua những thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu đặt ra.

– Chức năng kích thích

Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng được thực hiện thông qua áp dụng chế độ thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động và áp dụng giải thưởng quốc gia về đảm bảo và nâng cao chất lượng.

– Chức năng điều chỉnh, điều hòa, phối hợp

Đó là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn trước nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn khách hàng ở mức cao hơn.

(Tài liệu tham khảo: Chất lượng công trình, TS. Mỵ Duy Thành, 2012, Đại học Thuỷ Lợi)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo