09. Quản Trị & Lãnh Đạo, Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Quản lý nhân sự trong quá trình thay đổi

Có vô số những câu chuyện bên lề về cách quản lý thay đổi của các nhà lãnh đạo và quản lý nhân sự thành công, nhưng hầu như không có nơi nào có những tình tiết câu chuyện được kể rõ ràng và chính xác. Đa số các lãnh đạo đều sử dụng cách tiếp cận “hai mũi giáp công.” Đầu tiên là đánh giá về mức độ giao tiếp cần thiết xung quanh thay đổi và thứ hai là sử dụng chính các đánh giá đó để xác định đâu là vị trí cần tập trung nguồn lực.

Mục tiêu của bạn nên là gì?

Trong vai trò nhà lãnh đạo quản lý sự thay đổi, nhiệm vụ của bạn là phải xác lập tầm nhìn và thúc đẩy thay đổi trong tổ chức một cách tích cực, có ảnh hưởng lâu dài đến từng bộ phận và toàn bộ tổ chức hoặc xã hội vận hành của nó.

Mục đích của bạn, một lãnh đạo hướng đến sự thay đổi, không phải là tránh những thất bại của đội nhóm hoặc tổ chức mình lãnh đạo, mà phải đảm bảo rằng không có thất bại nặng nề hay hoặc tình huống sai lầm ngớ ngẩn nào diễn ra trong quá trình thay đổi.

Thẳng thắn phản hồi

Là người dẫn dắt sự thay đổi, bạn nên sẵn sàng hơn khi phải phản hổi các vấn đề mà các thành viên của nhóm quan tâm bằng hình thức nói hoặc viết. Những phản hồi của bạn nên hướng đến việc khai phá thêm các lý do hoặc nguyên nhân đằng sau quyết định.

Thay vì chỉ đưa ra một tầm nhìn tổng quát, các nhà lãnh đạo giao tiếp bằng lý lẽ thuyết phục giúp gia tăng nhìn nhận của các thành viên về sự thay đổi hợp lý.

Tham khảo:   Kỹ năng tự học là gì? Cách cải thiện kỹ năng tự học hiệu quả

Các lý do đó có thể dưới hình thức là một lý lẽ bao biện, đi kèm một lời giải thích về việc bạn, người lãnh đạo, có thể đã hành động không thân thiện hoặc hoặc chưa đúng đắn, hoặc một lý lẽ giải thích trong đó bạn nhận trách nhiệm dù hành vi của bạn được xem là đúng hoặc cần thiết.

Giúp đỡ mọi người thích nghi với thay đổi

Theo truyền thống, những nhà lãnh đạo thay đổi và quản lý nhân sự tập trung vào các kỹ năng đối phó với thay đổi của các thành viên trong nhóm hoặc những người đi theo. Những nhà lãnh đạo này có xu hướng hỗ trợ nhiều hơn, kiên nhẫn, vô tư và có kỹ năng lắng nghe tốt. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ mỗi người có một cách trải nghiệm thay đổi khác nhau.

Một lãnh đạo thành công quan tâm đến việc tạo ra các thay đổi có chất lượng sẽ sử dụng các biện pháp bổ trợ bao gồm giúp đỡ các thành viên trong quá trình động não suy nghĩ, trong các cuộc họp ra quyết định và cả trong giai đoạn đóng chốt vấn đề.

Các thành viên cũng cần người quản lý nhân sự uốn nắn các bình luận thiếu thiếu tôn trọng hoặc chưa đúng đắn trong quá trình thay đổi. Để gia tăng nhận thức công bằng, bạn phải nỗ lực tiếp xúc cá nhân với các thành viên trong nhóm, và sử dụng nhiều kênh giao tiếp hơn như điện thoại hay hội nghị qua cầu truyền hình, hơn là giao tiếp bằng thư điện tử.

 

Không được có tầm nhìn hạn hẹp

Các thành viên của đội cần biết rằng bạn, như là lãnh đạo của họ, tin vào cách tiếp cận đa giải pháp– có nghĩa là có nhiều hơn một cách để đạt được kết quả.

Tham khảo:   Kinh doanh trên nền tảng lắng nghe

Đôi khi thành viên của đội cần một người lãnh đạo dẫn dắt thay đổi, và cũng đôi khi họ cần một lãnh đạo quan tâm đến các chi tiết, tạo ra những liên kết để các dự án hoàn thành và các thành viên của nhóm hài lòng. Bạn cần phải được nhìn nhận là người cởi mở với cách tiếp cận đa giải pháp, miễn sao nhân viên đạt được cùng một kết quả với cùng những nguồn lực khả dụng.

Chăm sóc bản thân mình trước

Nhà lãnh đạo cần dấn thân vào các bước khởi xướng thay đổi để bảo đảm họ có cơ hội định hình sự thay đổi và có tiếng nói trong các quyết định về sau.

Việc hoàn toàn quên mình và chịu hầu hết trách nhiệm cho người khác có thể không mang lại kết quả thuận lợi cho bất kỳ ai. Nhà lãnh đạo không chăm sóc bản thân có thể không sẵn sàng để chăm sóc những nhân viên dưới quyền hoặc giúp tổ chức đi qua một thay đổi theo hướng tốt và tích cực.

Trong vai trò nhà lãnh đạo sự thay đổi, bạn thường phải đi vào những vùng hay vấn đề đầy rủi ro, thái độ tiêu cực và những hành vi bị kích động bởi sự sợ hãi, miễn cưỡng, hoặc tệ hơn nữa.

Vì vậy, trong vai trò nhà lãnh đạo sự thay đổi, bạn phải chăm sóc bản thân để tránh kiệt sức bằng cách xây dựng và ấp ủ một hệ thống hỗ trợ xã hội cho chính bản thân bạn. Một bước đi tốt là tự lắng nghe các thông điệp ra tiếng và ngầm về sự thay đổi.

Tham khảo:   Khi hệ thống quản lý thất bại - Tại sao nhân viên lại không làm theo những gì bạn muốn họ làm?

Đôi khi, cần phải giải thích hành vi của mình trước khi một ai đó hỏi. Sau cùng, là một nhà lãnh đạo sự thay đổi, bạn phải tiếp tục các hành vi cho phép bạn làm chủ sự thay đổi hơn là chỉ đơn giản đương đầu nó

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo