20. Kinh tế học

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần (Law of Diminishing Marginal Utility) là gì?

(Hình minh họa: Marketing91)

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Khái niệm

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiếng Anh là Law of Diminishing Marginal Utility.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần giải thích rằng, khi một người tiêu thụ một mặt hàng hoặc sản phẩm, sự hài lòng và lợi ích mà họ có được từ các sản phẩm sẽ giảm đi khi họ tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm đó.

Ví dụ, một cá nhân có thể mua một loại sô cô la nhất định trong một thời gian. Chẳng mấy chốc, họ có thể mua ít hơn và chọn một loại sô cô la khác hoặc mua bánh quy thay thế, do sự hài lòng ban đầu họ nhận được từ sô cô la đang giảm dần.

Nội dung của qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Trong kinh tế học, qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói rằng, lợi ích cận biên của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm khi nguồn cung sẵn có của nó tăng lên. Các tác nhân kinh tế sẽ khiến lần lượt các đơn vị của hàng hóa hoặc dịch vụ ngày càng giảm đi, cho đến khi nó hết giá trị. Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được sử dụng để giải thích cho các hiện tượng kinh tế khác, chẳng hạn như lí thuyết về thị hiếu theo thời gian.

Bất cứ khi nào một cá nhân tương tác với một hàng hóa kinh tế, thì cá nhân đó hành động theo cách thể hiện thứ tự mà họ coi trọng việc sử dụng hàng hóa đó. Do đó, đơn vị đầu tiên được tiêu thụ, là dành cho mục đích có giá trị nhất của cá nhân đó. Đơn vị thứ hai được dành cho mục đích có giá trị thứ hai, và cứ như vậy. Nói cách khác, qui luật lợi ích cận biên giảm dần qui định rằng, khi người tiêu dùng đi chợ để mua hàng hóa, họ không coi trọng tất cả các mặt hàng họ mua như nhau. Họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng và ít hơn cho những mặt hàng khác.

Tham khảo:   Độ co giãn của cầu (Elasticity of Demand) là gì? Phân loại và công thức xác định

Một ví dụ khác, một người bị dạt vào một hòn đảo hoang, tìm thấy một thùng nước đóng chai trên bờ biển. Người đó có thể uống chai đầu tiên, và điều này cho thấy việc thỏa mãn cơn khát cho người đó là lợi ích quan trọng nhất của chai nước. Người này có thể rửa ráy bằng chai thứ hai hoặc quyết định để dành nó cho sau này. Nếu người đó có thể để dành, điều này cho thấy rằng, người đó coi trọng việc sử dụng nước trong tương lai hơn là việc rửa ráy hiện tại, nhưng độ coi trọng vẫn ít hơn là việc làm dịu cơn khát ngay lập tức. Điều này được gọi là thị hiếu theo thời gian. Khái niệm này giúp giải thích việc tiết kiệm và đầu tư so với tiêu dùng và chi tiêu hiện tại.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần áp dụng cho tiền và lãi suất

Ví dụ trên cũng giúp giải thích lí do tại sao đường cầu dốc xuống trong các mô hình kinh tế vi mô, vì mỗi đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung được đưa vào có giá trị nhỏ hơn. Ứng dụng này của qui luật lợi ích cận biên giảm dần cho thấy lí do tại sao sự gia tăng của dung lượng tiền (hoặc những thứ tương đương) làm giảm giá trị trao đổi của một đơn vị tiền vì mỗi đơn vị tiền được sử dụng để mua bán sẽ lần lượt có giá trị ít hơn.

Tham khảo:   Hàng hóa trung gian (Intermediate Good) là gì? Hàng hóa trung gian và Tổng sản phẩm quốc nội

Ví dụ về trao đổi tiền tệ đã cung cấp một lập luận kinh tế chống lại sự thao túng lãi suất bởi các ngân hàng trung ương. Vì lãi suất ảnh hưởng đến thói quen tiết kiệm và chi tiêu của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp. Việc bóp méo lãi suất khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu hoặc tiết kiệm theo thị hiếu thời gian thực tế của họ, dẫn đến thặng dư có thể xảy ra hoặc sự thiếu hụt trong vốn đầu tư cơ bản.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần và marketing

Các marketer sử dụng qui luật lợi ích cận biên giảm dần vì họ muốn giữ lợi ích cận biên ở mức cao cho các sản phẩm mà họ bán. Một sản phẩm được tiêu thụ vì nó mang lại sự hài lòng, nhưng quá nhiều sản phẩm có thể có nghĩa là lợi ích cận biên bằng 0 vì người tiêu dùng đã có đủ sản phẩm và chúng bị bão hòa. Tất nhiên, lợi ích cận biên phụ thuộc vào người tiêu dùng và sản phẩm được tiêu thụ. 

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo