22. Quản trị kinh doanh

Qui luật tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa lợi ích là gì?

Hình minh họa. Nguồn: mirus

Qui luật tối đa hóa lợi nhuận 

Qui luật tối đa hóa lợi nhuận là qui luật vận động trong nền kinh tế thị trường. Nội dung của qui luật này qui định đã là người sản xuất tham gia vào thị trường đều hành động nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận cao chi phối hành vi của người sản xuất quyết định đầu tư và điều chỉnh việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?

Theo qui luật tối đa hóa lợi nhuận, người kinh doanh chỉ đầu tư kinh doanh vào những lĩnh vực hoặc sản xuất và/hoặc cung cấp những sản phẩm/dịch vụ có khả năng đem lại lợi nhuận cao trong khi nền kinh tế quốc dân lại cần đủ loại sản phẩm/dịch vụ đáp ứng những nhu cầu rất đa dạng và phong phú của con người. 

Chính vì thế, nhà nước đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà người sản xuất lại không thể hoặc không muốn làm.

Có thể khẳng định mọi người sản xuất đầu tư kinh doanh đều nhằm đem lại số tiền ngày càng nhiều và càng nhiều, càng tốt. Tuy nhiên, sự chi phối của qui luật tối đa hóa lợi nhuận lại mang lại sắc thái khác nhau đối với những người sản xuất khác nhau: người sản xuất có trình độ nhận thức cao ra các quyết định có liên quan nhằm vào tối đa hóa lợi nhuận dài hạn; ngược lại, người sản xuất có trình độ nhận thức hạn chế lại chú ý nhiều tới các quyết định có liên quan tới đầu tư và sản xuất trên cơ sở lợi nhuận ngắn hạn.

Tham khảo:   Kiểm soát đầu vào (Input Control) và kiểm soát đầu ra (Output control) là gì?

Qui luật tối đa hóa lợi ích

Trong khi người sản xuất nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì người tiêu dùng lại có mục tiêu tối đa hóa lợi ích. Mọi quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng đều nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình. 

Lợi ích cao chi phối hành vi của người mua: chi phối người mua nào đó quyết định mua hàng gì, mua vào lúc nào và mua của ai? Theo qui luật tối đa hóa lợi ích, người mua chỉ mua sản phẩm/dịch vụ nào đó nếu hành vi mua đó đem lại cho họ lợi ích tối đa. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng nguyên tắc ứng xử với khách hàng.

Tuy nhiên, sự chi phối của qui luật tối đa hóa lợi ích lại cần điều kiện nhất đinh: nền tảng thị trường hay nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước đều cần dựa trên và tạo ra cơ sở: “trăm người bán, vạn người mua”. Điều này cũng lí giải vì sao ngày nay ở nước ta các doanh nghiệp chưa chú trọng đến các nguyên tắc ứng xử khách hàng theo nguyên lí tối đa hóa lợi ích.

Tham khảo:   Thu thập yêu cầu (Collect requirements) trong quản lí phạm vị dự án là gì?

Lợi ích chi phối hành vi của người lao động trong doanh nghiệp: người lao động hành động theo sự chi phối của qui luật lợi ích.

Vấn đề là các nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc quản trị phải đặt ra theo hướng chi phối hành vi của mọi bộ phận, cá nhân không chỉ đáp ứng mục tiêu tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng mà còn đáp ứng mục tiêu tối đa lợi ích của người lao động. 

Chẳng hạn, sẽ đừng mong tạo ra động lực lao động nếu doanh nghiệp không xây dựng và tuân thủ triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn liền với nó là nguyên tắc kết hợp phân phối theo lao động với giải quyết hợp lí các vấn đề xã hội khác trong doanh nghiệp. 

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo