22. Quản trị kinh doanh

Qui trình xử lí thông tin là gì? Các công đoạn xử lí

Qui trình xử lí thông tin là gì? Các công đoạn xử lí - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: jakir)

Qui trình xử lí thông tin

Khái niệm

Xử lí thông tin tạm dịch sang tiếng Anh là Information processing.

Qui trình xử thông tin là qui trình biến đổi các dòng dữ liệu đầu vào thành các dòng thông tin kết quả. 

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và thuật, qui trình này gắn liền với các phương pháp chuyên dụng và các công cụ tính toán điện tử, từ đó việc xử khối lượng thông tin khổng lồ, đa dạng ngày càng nhanh chóng và hiệu quả.

Qui trình xử lí thông tin có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lí và quản trị kinh doanh. Nó cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời và chính xác cho các cấp lãnh đạo và cán bộ quản lí để họ có thể đưa ra được các quyết sách kinh tế hiệu quả.

Các công đoạn

Qui trình xử thông tin bao gồm bốn công đoạn, đó là: thu thập, xử , lưu trữ và truyền đạt thông tin.

1. Thu thập thông tin

– Có vai trò quan trọng vì chỉ có thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết mới đảm bảo cho ta những số liệu chính xác, phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của tổ chức.

– Liên kết trực tiếp với nguồn phát sinh dữ liệu như khách hàng (đơn đặt hàng, tiền thanh toán hoá đơn), quầy bán hàng (số lượng giao dịch, tiền thu mỗi ngày)…

Tham khảo:   Lí thuyết về người lãnh đạo vĩ đại (The Great Man Theory of Leadership) là gì? Hạn chế

– Mục tiêu thu thập thông tin phải được đặt ra rõ ràng và cụ thể (bao nhiêu chỉ tiêu cần thu thập, bao nhiêu chỉ tiêu cần xử …). 

Trên cơ sở đó người ta mới quyết định nên thu thập các loại thông tin nào, khối lượng bao nhiêu, thời gian thu thập, các phương pháp thu thập (thủ công, bán thủ công hay tự động hoá)…

2. Xử thông tin

– Là công đoạn trung tâm, có vai trò quyết định, bao gồm tất cả các công việc như sắp xếp thông tin, tập hợp hoặc phân chia thông tin thành nhóm, tiến hành tính toán theo các chỉ tiêu… 

Kết quả cho ta các bảng số liệu, biểu đồ, các con số đánh giá hiện trạng và quá trình phát triển của tổ chức.

– Bao gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận kết xuất thông tin: liên kết với nơi sử dụng thông tin như người quản (nhận báo cáo thống kê doanh thu, báo cáo tiến độ thực hiện), các hệ thống khác (hệ thống quản đơn đặt hàng cung cấp các đơn đặt hàng hợp lệ cho hệ thống quản kho để lập phiếu xuất kho). 

Các thông tin kết xuất từ hệ thống là những thông tin mang ý nghĩa thiết thực giúp cho người quản ra quyết định đúng.

Tham khảo:   Tagline là gì? Sự khác nhau giữa tagline và slogan

+ Bộ phận xử : có thể là con người (tiến hành công việc), máy tính (thực thi phần mềm). Các hoạt động xử đều dựa trên chuẩn, qui trình và quy tắc quản của tổ chức.

3. Lưu trữ thông tin

– Kết quả của quá trình xử thông tin được lưu trữ để sử dụng lâu dài.

– Các thông tin được lưu trữ dưới dạng các file, các cơ sở dữ liệu.

– Nơi lưu trữ thông tin thường là đĩa từ, băng từ, trống từ, đĩa CD… Ngoài ra có thể lưu thông tin dạng hard – copy tại các tủ chứa hồ sơ, công văn.

4. Truyền đạt thông tin: Các kết quả xử thông tin được truyền đạt đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin ở phạm vi trong nội bộ tổ chức hoặc ra bên ngoài (thường để báo cáo cấp trên hoặc thông báo).

(Tài liệu tham khảo: Hệ thống thông tin quản lí, ThS. Lê Thị Ngọc Diệp, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2013)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo