37. Kinh nghiệm việc làm

Sai lầm lớn nhất nhân viên mắc phải nơi công sở

Chúng ta vẫn nghe nói về (hoặc tận mắt chứng kiến) nhiều người làm những việc điên rồ nơi công sở. Không cần phải ném ghế qua cửa sổ hay bỏ bài thuyết trình giữa chừng để tự phá hủy sự nghiệp của mình. Cho dù bạn có tài giỏi tới đâu và đạt được nhiều thành tích thế nào thì vẫn có những hành vi nhất định sẽ khiến người khác thay đổi hoàn toàn cái nhìn của họ về bạn và mãi mãi “rọi ngọn đèn tiêu cực” lên bạn. Dưới đây là danh sách những điều bạn nên tránh nơi công sở.

1. Đâm sau lưng

Đâm sau lưng đồng nghiệp dù là cố ý hay không đều là nguyên nhân lớn gây ra bất hòa trong môi trường làm việc. Một trong những hình thức phổ biến nhất là giải quyết vấn đề với sếp trực tiếp của đồng nghiệp mà không nói trước với họ. Mọi người thường cố tránh mâu thuẫn nhưng cuối cùng lại tạo ra nhiều mâu thuẫn hơn và khiến “nạn nhân” cảm thấy mình bị đâm sau lưng. Bất kể khi nào bạn khiến người khác nghĩ xấu về 1 đồng nghiệp khác thì đó chính là cảm giác đâm sau lưng cho dù bạn có cố ý hay không.

2. Tám chuyện

Mọi người thường phá hủy hình ảnh của mình khi luôn luôn bàn tán về người khác. Nói mãi về những điều không may hay hành động xấu của người khác có thể khiến họ cảm thấy tồi tệ nếu những lời bàn tán này tới tai họ. Không chỉ thế, tám chuyện đảm bảo sẽ khiến bạn trông cực kì tiêu cực và hằn học.

3. Cướp công của người khác

Chúng ta đều trải qua cảm giác sốc và thất vọng khi nhận ra ai đó đã đánh cắp ý tưởng của mình. Cướp công của người khác – cho dù là nhỏ hay lớn – đều tạo ra ấn tượng rằng bạn chẳng có được thành tích nào cho mình. Nó cũng cho thấy rằng sự tôn trọng của bạn với cả đội và mối quan hệ giữa mọi người hoàn toàn là con số 0.

Tham khảo:   5 mẹo mua sắm thông minh giúp bạn tiết kiệm được kha khá “đạn” trên Amazon

4. Thể hiện cảm xúc thái quá

Thể hiện cảm xúc thái quá (thuật ngữ Emotional Hijacking) cho thấy mức EI thấp (trí thông minh cảm xúc) và cũng là cách khiến bạn dễ bị sa thải. Khi bạn cho thấy mình là người không thể ổn định cảm xúc thì mọi người sẽ tự hỏi liệu bạn có đáng tin hay không và có thể làm việc được hay không. Tức giận với mọi người, cho dù họ có đáng bị thế đi chăng nữa, tạo ra sự chú ý rất tiêu cực. Bạn sẽ được dán nhãn là người không ổn định, khó tiếp cận và đáng sợ. Khi bạn có thể kiểm soát cảm xúc trước những người không tin tưởng hay không trung thực với mình thì chính họ mới là người trông tệ hại chứ không phải bạn.

 

5. Tuyên bố rằng bạn ghét công việc của mình

Nghe ai đó phàn nàn rằng họ ghét công việc của mình là điều cuối cùng mà mọi người muốn nghe ở công sở. Làm vậy sẽ khiến bạn bị cho là người tiêu cực và giảm tinh thần của toàn đội. Sếp rất nhanh chóng nhìn ra những người này và họ biết rằng luôn có ai đó tích cực hơn có thể thay thế bạn.

6. Khoe khoang

Khi ai đó nói với bạn rằng họ vừa làm 1 cú homerun lại vừa chạy về căn cứ để ghi điểm (thuật ngữ bóng chày để chỉ 2 hành động của người đánh bóng và người chạy để ghi điểm) thì bạn có thể cho rằng họ đang khoác lác. Đạt được thành tích gì đó mà không cần phải khoác lác về nó cho thấy trạng thái tâm lý “khỏe” hơn, rằng thành công không phải điều gì quá xa lạ với bạn.

7. Nói dối

Nhiều lời nói dối bắt nguồn từ thiện ý – ví dụ như để bảo vệ ai đó – nhưng những lời nói dối thường có xu hướng mở rộng, kéo theo nhau cho tới khi chúng bị phanh phui và khi mọi người đã biết bạn nói dối thì không còn cách nào lấy lại được nữa. Nói dối, dù nhỏ thế nào, cũng gây tổn hại tới lòng tự trọng của bạn. Hãy chân thực nếu muốn vui vẻ với chính con người mình.

Tham khảo:   30 điều mọi phụ nữ NÊN CÓ và NÊN BIẾT khi bước sang tuổi 30

8. Ăn thức ăn có mùi

Trừ phi bạn vừa đi tàu về, không thì ai cũng sẽ thấy phiền nếu bạn để cả phòng bốc mùi như cá để lâu ngày. Nguyên tắc khi nói tới thức ăn ở công sở là bất cứ thứ gì dễ lan tỏa mùi trong không khí thì nên để ở nhà. Chuyện này có vẻ nhỏ nhặt nhưng những đồ ăn như vậy là rất bất tiện và nên tránh. Khi điều gì đó khiến người khác khó chịu, dù rất dễ tránh, thì nó dễ gây nên cảm giác không bằng lòng. Bữa trưa của bạn khiến người khác cảm thấy rằng bạn không quan tâm tới họ, cho dù bạn có thực sự quan tâm hay không.

9. Xóa bỏ các mối quan hệ

Công việc diễn ra xung quanh những người bạn gặp và các kết nối mà bạn tạo ra. Loại bỏ bất kì 1 mối quan hệ nào cũng là 1 sai lầm lớn. Một khách hàng của Talent Smart là một chuỗi cửa hàng cà phê lớn. Doanh thu của họ cao nên khi 1 nhân viên pha chế nghỉ việc thì đó không chỉ là vấn đề cá nhân. Tuy vậy, một nhân viên pha chế đã quyết định cắt đứt mọi quan hệ mà cô có chỉ trong 1 ngày. Điều ngạc nhiên là cô không la hét hay làm gì thái quá, chỉ đơn giản là cô ấy bỏ đi.

 

Không hề báo trước, cô xuất hiện vào ca làm ngày thứ Hai và nói với người quản lý rằng cô bỏ việc (cô đã tìm được việc trả lương cao hơn ở nơi khác) và ra đi. Tất nhiên hậu quả là mọi ca làm đã được lên lịch cho cô trong vòng 2 tuần sau đó phải dồn lên vai những người còn lại bởi cô không cho thời gian để tìm người thay thế.

Tham khảo:   Hướng dẫn đổi tiền đi du lịch nước ngoài

Cô ấy dường như nhìn nhận rằng hành động của mình chỉ ảnh hưởng tới người quản lý (người cô không thích) nhưng thực tế thì cô đã gây nên 2 tuần mệt mỏi cho tất cả mọi người làm việc tại cửa hàng. Cô ấy đã phá hủy mọi mối quan hệ tích cực với mọi đồng nghiệp mà cô có.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo