06. Quản Trị Nhân Sự

Sáng tạo là gì? 5 cách phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo được đánh giá cao và cần thiết đối với mỗi cá nhân, là kỹ năng mà các doanh nghiệp luôn khao khát có được trong hàng ngũ của họ. Tư duy sáng tạo có thể được cải thiện nếu được đào tạo, rèn luyện đúng cách. Điều quan trọng là phải phá bỏ lầm tưởng rằng sự sáng tạo hoàn toàn phụ thuộc vào một nguồn cảm hứng nhất định nào đó.

Sáng tạo là gì?

Sáng tạo là quá trình tạo ra cái mới, khám phá ý tưởng mới hoặc phát triển điều gì đó một cách độc đáo. Nó thường được liên kết với trí tuệ, khả năng tưởng tượng, sự đổi mới và năng lực thích ứng với môi trường thay đổi.  Sáng tạo có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật, thiết kế, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, cho đến các hoạt động giáo dục và xã hội.

Sự sáng tạo là một phẩm chất quan trọng của con người. Nó giúp chúng ta phát triển bản thân, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và tạo ra những giá trị mới cho xã hội.

Ví dụ về sự sáng tạo:

  • Phát minh ra chiếc điện thoại di động đã thay đổi cách chúng ta liên lạc và kết nối với nhau.

  • Sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đã mang lại niềm vui và cảm xúc cho con người.

  • Phát triển các phương pháp giáo dục mới đã giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn.

  • Tìm ra các giải pháp kinh doanh mới đã giúp doanh nghiệp phát triển và thành công.

Tư duy sáng tạo là gì?

Tư duy sáng tạo là quá trình tạo ra những ý tưởng, giải pháp, biện pháp phù hợp để khơi gợi sự sáng tạo. Trong đó, con người sử dụng trí tưởng tượng, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của mình để tạo ra những ý tưởng mới mẻ, đột phá và có giá trị. Tư duy sáng tạo yêu cầu sự linh hoạt, tò mò, khả năng tưởng tượng và sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới. Đây được xem là một kỹ năng quan trọng trong thế giới hiện đại, khi con người đang bị đe dọa bởi trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật số,… kỹ năng này sẽ giúp con người tìm ra những giải pháp tốt hơn cho các thách thức, cải tiến đời sống của mình. 

Tư duy sáng tạo không chỉ dành riêng cho những nhà thiết kế, nghệ sĩ hay nhà khoa học, mà còn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Đó có thể là cách giải quyết vấn đề trong công việc, cách thiết kế sản phẩm mới, hoặc thậm chí là cách tổ chức một sự kiện độc đáo. Tư duy sáng tạo giúp mở rộng tầm nhìn, đem lại sự đột phá và đổi mới, giúp tiến bộ và phát triển trong xã hội và kinh tế.

Đặc điểm của sáng tạo

  • Giàu trí tưởng tượng (Imaginative)
  • Mục đích (Purposeful)
  • Tính độc đáo (Original)
  • Có giá trị (Of value)

Giàu trí tưởng tượng (Imaginative)

Tư duy sáng tạo giàu trí tưởng tượng, bởi nó khai phóng ra những điều tưởng chừng như không hề tồn tại. Chính vì vậy, muốn có được tư duy sáng tạo xuất sắc, cần phải có trí tưởng tượng không giới hạn để vẽ ra bức tranh độc đáo, mới mẻ với nhiều người.

Trong nghệ thuật, trí tưởng tượng phong phú đã giúp mang lại nhiều tác phẩm tuyệt vời, độc đáo, vượt qua những gì chúng ta nghĩ. Ngoài nghệ thuật, nhiều lĩnh vực khác cũng cần đến một trí tưởng tượng phong phú như xây dựng, khoa học kỹ thuật, giáo dục,…

Mục đích (Purposeful)

Tư duy sáng tạo chỉ có giá trị khi nó có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Nếu chỉ là những mơ mộng viển vông, xa rời thực tế và không thể biến thành những hành động cụ thể, đó chưa được gọi là một tư duy sáng tạo đúng. 

Mỗi lĩnh vực, mỗi tình huống sẽ có một mục đích khác nhau, đó có thể là tìm cách tiết kiệm nước trong quá trình tưới cây, thay vì phun nước lên trực tiếp, sử dụng một hệ thống tưới nước thông minh để định lượng nước cần thiết cho từng loại cây. Giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt bằng cách phát triển một hệ thống tái chế tự động để xử lý các loại rác khác nhau.

Tính độc đáo (Original)

Tính độc đáo trong tư duy sáng tạo là một đặc điểm không thể thiếu. Người có tư duy sáng tạo thường có khả năng suy nghĩ ngoài khuôn khổ, đưa ra những ý tưởng mới và đột phá, tìm ra các giải pháp khác biệt cho các vấn đề thường gặp. Tính độc đáo trong tư duy sáng tạo cũng không chỉ đơn thuần là việc tạo ra những thứ mới mà còn liên quan đến việc kết hợp, tùy biến và cải tiến từ những ý tưởng hiện có.

Có giá trị (Of value)

Sáng tạo phải tạo ra giá trị, phục vụ được một mong muốn hay giải quyết được vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, tư duy sáng tạo mà phục vụ cho những mục đích không có giá trị, thậm chí là có hại thì sẽ có những tác động tiêu cực. Có thể nói, giá trị là một đặc điểm quan trọng nhưng đây là một phạm trù chưa thật sự rõ ràng, có thể có giá trị với người này nhưng gây hại tới người khác. Chính vì vậy, cần xác định đúng tiêu chí đánh giá về giá trị của sự sáng tạo.

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng tư duy sáng tạo là khả năng của con người trong việc tạo ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo và giá trị. Nó là một quá trình bao gồm nhiều bước, từ việc tìm kiếm vấn đề, thu thập thông tin, phân tích thông tin, phát triển ý tưởng, đến thử nghiệm và đánh giá ý tưởng.

Tham khảo:   Nhân tài là gì? Cùng bậc thầy thế giới định nghĩa lại nhân tài

Kỹ năng tư duy sáng tạo có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ học tập, nghiên cứu, kinh doanh, đến nghệ thuật, giải trí. Nó giúp chúng ta giải quyết những vấn đề khó khăn, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, và mang lại những giá trị mới cho xã hội.

Đặc điểm của kỹ năng tư duy sáng tạo

  • Độc đáo: Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp chúng ta tạo ra những ý tưởng mới lạ, khác biệt với những gì đã có trước đó.

  • Giá trị: Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp chúng ta tạo ra những ý tưởng có giá trị và hữu ích.

  • Tính ứng dụng cao: Kỹ năng tư duy sáng tạo có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các kỹ năng quan trọng trong tư duy sáng tạo

  • Tưởng tượng: Khả năng tưởng tượng là khích lệ sáng tạo. Hãy dám mơ ước và tưởng tượng các ý tưởng mới, thậm chí nếu chúng có vẻ không thực tế ban đầu.

  • Linh hoạt: Có khả năng thích nghi và linh hoạt trong việc thay đổi hướng tiếp cận khi cần thiết.

  • Tư duy bất định: Sẵn sàng đặt ra các câu hỏi và không ngừng tìm kiếm các phương án khác nhau. Đừng giới hạn mình bằng giả định và suy nghĩ cố định.

  • Sự quan sát: Lắng nghe và quan sát thế giới xung quanh để thu thập thông tin và cảm hứng cho tư duy sáng tạo.

  • Kết hợp ý tưởng: Kỹ năng kết hợp các ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra giải pháp hoặc sản phẩm mới.

  • Tư duy tương tác: Hiểu rằng mọi vấn đề và ý tưởng có thể liên quan đến nhau và có thể tương tác để tạo ra giải pháp tốt hơn.

  • Khả năng phân tích: Có khả năng phân tích vấn đề thành các phần nhỏ để hiểu sâu về nó và tìm cách giải quyết từng phần một.

  • Tư duy khả thi: Đánh giá khả năng thực hiện và tài nguyên cần thiết cho ý tưởng, đảm bảo tính khả thi của nó.

  • Kiên nhẫn: Sáng tạo thường đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn. Đừng bao giờ từ bỏ trước khó khăn.

  • Hợp tác: Có khả năng làm việc trong nhóm và tận dụng sự đa dạng trong ý tưởng và kiến thức của các thành viên khác để tạo ra sáng tạo mạnh mẽ hơn.

Kỹ năng tư duy sáng tạo có thể được phát triển và cải thiện thông qua việc thực hành và tự học. Điều quan trọng là luôn mở tâm hồn và sẵn sàng thử nghiệm, học hỏi từ kinh nghiệm và sáng tạo trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Tầm quan trọng của tư duy sáng tạo

  • Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề
  • Phát triển kỹ năng lãnh đạo
  • Xây dựng mối quan hệ lành mạnh
  • Nâng cao năng suất
  • Tăng cường khả năng tự nhận thức

Tư duy sáng tạo cho chúng ta thấy rằng, có nhiều giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào và việc phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo sẽ giúp chúng ta nhận ra các giải pháp sáng tạo nhanh hơn. Tầm quan trọng của tư duy sáng tạo có thể kể đến như:

Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề

Tư duy sáng tạo khuyến khích sự sáng tạo và khả năng tìm kiếm giải pháp mới cho các vấn đề phức tạp. Điều này đòi hỏi người tư duy phải sử dụng các kỹ năng tư duy logic, trí tưởng tượng, khả năng suy nghĩ ngoài khuôn khổ để tìm ra những giải pháp mới và đột phá cho các vấn đề.

Khi sử dụng tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề, chúng ta thường sẽ đưa ra nhiều giải pháp khác nhau và tìm cách kết hợp chúng để đưa ra giải pháp tốt nhất. Điều này đòi hỏi người tư duy phải sử dụng kỹ năng suy luận, đánh giá và chọn lọc để tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề cần giải quyết.

Phát triển kỹ năng lãnh đạo

Khi các giải pháp mang lại kết quả khả quan, những người xung quanh sẽ thừa nhận tầm nhìn của cá nhân đó và khiến họ được tín nhiệm hơn. Tư duy sáng tạo cũng cho phép mỗi người truyền cảm hứng cho người khác bằng cách thay đổi hoàn cảnh của một tình huống để đạt được kết quả tích cực.

Xây dựng mối quan hệ lành mạnh

Tư duy sáng tạo giúp truyền đạt ý tưởng rõ ràng hơn, từ đó giúp các cuộc trò chuyện trở nên tích cực và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. 

Ngoài ra, nhiều phương pháp tư duy sáng tạo hoạt động tốt nhất khi được thực hiện trong một nhóm. Cùng nhau phát triển những ý tưởng mới có thể củng cố mối quan hệ và kết hợp các ý tưởng để tạo ra thứ gì đó thực sự đổi mới hơn.

Nâng cao năng suất

Nhiều người cho rằng sáng tạo sẽ làm mất thời gian trong công việc, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Khi bị mắc kẹt trong các kiểu suy nghĩ, chúng ta rất dễ nản lòng nếu có một vấn đề nào đó xảy ra. Sự thất vọng đó có thể khiến năng suất công việc bị giảm. Tuy nhiên, nếu dành một chút thời gian để tư duy sáng tạo thì có thể làm mới động lực, khơi dậy niềm đam mê và giúp mỗi người tìm ra giải pháp mới khi gặp khó khăn, từ đó có thể tăng năng suất.

Tăng cường khả năng tự nhận thức

Tư duy sáng tạo cho phép thử những quan điểm mà có thể chúng ta chưa từng xem xét trước đây. Khi khám phá những quan điểm mới, mỗi cá nhân cũng có thể thấy điều gì đó về những giả định, quan điểm hoặc thành kiến ​​của chính mình mà bản thân chưa bao giờ nhận ra.

Tham khảo:   Nhân viên tuyển dụng: Vai trò, công việc và kỹ năng cần có

Bằng cách thách thức lối suy nghĩ truyền thống, điều này có thể mang lại sự tự nhận thức cao hơn và xây dựng trí tuệ cảm xúc của bản thân. Với tư duy sáng tạo, chúng có thể giúp mỗi người điều chỉnh lại quan điểm và khai thác tư duy cầu tiến một cách hiệu quả.

Vai trò của tư duy sáng tạo trong công việc và cuộc sống

Nếu để ý, có thể nhận thấy rằng chúng ta rất dễ bị mắc kẹt trong những lối suy nghĩ giống nhau, đặc biệt là trong công việc. Tuy nhiên, những kiểu suy nghĩ đó có thể cản trở sự đổi mới của bản thân và khiến chúng ta tồn tại với những thói quen không có giá trị.

Chính vì vậy, tư duy sáng tạo đóng vai trò quan trọng cả trong công việc và cuộc sống. Giúp con người tìm ra các giải pháp khác biệt, đột phá cho các vấn đề phức tạp. Nhờ tư duy sáng tạo, con người có thể đưa ra những ý tưởng tuyệt vời để giải quyết các vấn đề khó khăn, tạo ra giá trị cho tổ chức, cộng đồng. Đồng thời giúp con người trở nên linh hoạt và thích ứng với những môi trường khác nhau.

Kỹ năng mềm này đặc biệt có giá trị đối với nhà tuyển dụng, giúp họ phát triển và thử nghiệm những ý tưởng mới để giải quyết các vấn đề phức tạp trong doanh nghiệp.

Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo

  • Brainstorming
  • Tư duy đa chiều
  • Sử dụng sơ đồ tư duy
  • Thách thức những gì hiện đang hoạt động
  • Viết blog, viết nhật ký

Nhiều người tin rằng tư duy sáng tạo là thứ đến một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều cách để phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng mình không có óc sáng tạo bẩm sinh. Mặc dù tư duy sáng tạo không khó, nhưng nó cần phải thực hành thường xuyên. Một số cách sau có thể giúp rèn luyện tư duy sáng tạo một cách hiệu quả.

Brainstorming

Brainstorming cũng có thể giúp rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo một cách hiệu quả. Đối với những người mới bắt đầu, động não không yêu cầu một cấu trúc quá cứng nhắc để thực thi.

Kỹ thuật này có thể rất hữu ích trong các vấn đề đòi hỏi một giải pháp sáng tạo. Mục tiêu chính là làm việc với một nhóm người và đưa ra các ý tưởng mà không bị can thiệp. Ý tưởng chung của Brainstorming là khi có quá nhiều giải pháp tiềm năng sáng tạo, chúng ta có thể dễ dàng có được giải pháp chất lượng cao nhất.

Tư duy đa chiều

Đôi khi, câu trả lời cho một vấn đề không phải trước mặt, mà là bên cạnh. Tư duy đa chiều là một cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo của bản thân, nó liên quan đến việc nhìn vào những lĩnh vực, lập luận ít rõ ràng hơn. Nếu đặt mình dưới những khía cạnh khác nhau hoặc lật ngược vấn đề để nhìn theo hướng khác thì cách rèn luyện này có thể rất hiệu quả. Khía cạnh quan trọng nhất của quá trình này là đi đến nơi mà bản thân thường không lựa chọn.

Sử dụng sơ đồ tư duy

Bản đồ tư duy là một biểu đồ nơi mà chúng ta nhập các ý tưởng và kết nối chúng. Nó có thể có nhiều giải pháp khả thi cho một vấn đề, đồng thời cho phép nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh hơn về những gì mà bản thân đang cố gắng thực hiện. Quá trình lập bản đồ tư duy giúp liên kết với những ý tưởng mà bản thân chưa bao giờ nghĩ rằng có thể kết hợp với nhau. Do đó, nó có thể giúp đạt được các giải pháp phù hợp trong khi sử dụng tư duy sáng tạo.

Bản đồ tư duy cũng giúp sắp xếp lại các ý tưởng và đưa ra kết luận một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, vì sơ đồ tư duy về cơ bản là một đồ họa thông tin, nên những người không tham gia trực tiếp vào quá trình này vẫn có thể dễ dàng hiểu được nó.

Thách thức những gì hiện đang hoạt động

Hãy suy nghĩ về cách mà chúng ta có thể mở rộng hoặc cải thiện quy trình hiện tại. Bản thân sẽ làm gì nếu có nhiều nguồn lực hơn? Làm gì nếu có ít tài nguyên hơn? Sẽ thế nào nếu dự án này diễn ra vào một thời điểm khác? Đối tượng mục tiêu khác thì sao? Việc tưởng tượng những kịch bản tiềm năng khác nhau này sẽ buộc chúng ta phải giải quyết vấn đề và điều chỉnh cho các tình huống khác nhau. Nhờ đó có thể tăng cường kỹ năng tư duy sáng tạo một cách hiệu quả.

Viết blog, viết nhật ký

Viết blog, nhật ký khuyến khích kỹ năng tư duy sáng tạo. Khi viết, chúng ta tập trung vào cảm xúc của bản thân hay việc tìm kiếm các ý tưởng mới, đồng thời biết cách phân tích, tổ chức suy nghĩ một cách rõ ràng và logic. Viết nhật ký, blog cũng giúp ghi lại những suy nghĩ của bản thân, khiến chúng ta nhớ lại những trải nghiệm và cảm xúc của mình.

Viết blog hoặc nhật ký cũng giúp phát triển kỹ năng viết và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, hiệu quả. Kỹ năng viết tốt là cũng một yếu tố quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy sáng tạo.

Mẹo phát triển tư duy sáng tạo với phương pháp “6 Chiếc mũ tư duy”

  • Mũ trắng (Objective – Dữ liệu khách quan)
  • Mũ đỏ (Intuitive – Trực giác)
  • Mũ đen (Negative – Tiêu cực, điểm tối)
  • Mũ vàng (Positive – Tích cực)
  • Mũ xanh lá cây (Creative – Sáng tạo)
  • Mũ xanh dương (Process – Tiến trình, tổng kết)
Tham khảo:   Biểu đồ xương cá là gì? Mục đích, phân loại và cách triển khai

6 chiếc mũ là phương pháp tư duy sử dụng 6 chiếc mũ ẩn dụ, mỗi chiếc mũ đại diện cho một khía cạnh để tiếp cận vấn đề, giúp đánh giá các khía cạnh khác nhau một cách toàn diện, đưa ra quyết định một cách thông minh và hợp lý. Phương pháp này được Tiến sĩ Edward de Bono phát triển vào năm 1980 và được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinking Hats” được xuất bản vào năm 1985.

Mũ trắng (Objective – Dữ liệu khách quan)

Mũ trắng đại diện cho lối suy nghĩ khách quan. Theo khía cạnh này, những lập luận được đưa ra một cách cụ thể, tập trung vào số liệu, sự kiện, nhu cầu, các yếu tố khách quan của vấn đề,…

Mũ đỏ (Intuitive – Trực giác)

Mũ đỏ đại diện cho trực giác, cảm tính, cảm xúc. Người đội mũ đỏ sẽ đưa ra ý kiến dựa vào cảm xúc mà không cần phải dựa trên logic, luận điểm chặt chẽ để giải quyết vấn đề hiện tại.

Mũ đen (Negative – Tiêu cực, điểm tối)

Mũ đen đại diện cho một tư duy sâu sắc, cẩn trọng, nhận ra được những điểm tiêu cực cần giải quyết. Với khía cạnh này, người đội mũ đen sẽ thường đưa ra những quan điểm sâu sắc hơn để nhìn nhận vấn đề, những điểm không phù hợp với tình hình thực tế, những thiếu sót, sự cố hoặc rủi ro có thể xảy đến. Từ đó chuẩn bị những phương án dự phòng nhằm ngăn chặn hoặc có sự điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh.

Mũ vàng (Positive – Tích cực)

Mũ vàng đại diện cho các khía cạnh tích cực và những lợi thế trong giải quyết vấn đề. Với khía cạnh này, người đội mũ vàng sẽ đưa ra những ý kiến, suy nghĩ lạc quan, bằng cách chỉ ra những ưu điểm khi ứng dụng một giải pháp để giải quyết vấn đề cũng như tính khả thi của dự án. Phương pháp này cung cấp nhiều động lực nhằm tiếp tục đưa ra các giải pháp độc đáo cho mọi vấn đề trong cuộc sống, thúc đẩy động lực làm việc của bản thân và đồng đội.

Mũ xanh lá cây (Creative – Sáng tạo)

Mũ xanh lá cây đại diện cho tư duy sáng tạo, nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau. Màu xanh thể hiện một sức sống bền vững, mãnh liệt, những người đội chiếc mũ này luôn có những đề xuất thú vị, những ý tưởng kích thích, mang lại những thay đổi lớn. Những người này dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo cho hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống.

Mũ xanh dương (Process – Tiến trình, tổng kết)

Mũ xanh dương đại diện cho các nhìn tổng quan, tư duy tổ chức, theo đúng tiến trình, giúp hệ thống lại toàn bộ vấn đề một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất. Những người đội mũ này có thể dễ dàng kiểm soát, điều phối, tổ chức và đưa ra quyết định đúng đắn.

Việc áp dụng các chiếc mũ tư duy này vào tư duy sáng tạo có thể giúp cá nhân, đội nhóm tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề, đưa ra các ý tưởng mới mẻ và sáng tạo. Bằng cách sử dụng các mũ này, người sử dụng có thể khám phá và tận dụng đầy đủ tiềm năng của bản thân và đội nhóm của mình.

Mẹo phát triển tư duy sáng tạo với phương pháp “6 Chiếc mũ tư duy”

Mọi người thường liên kết tư duy sáng tạo với nghệ thuật, âm nhạc hay ngành công nghiệp giải trí. Chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các nhà văn, nhạc sĩ, nhà làm phim, nghệ sĩ đều là những chuyên gia có tính sáng tạo cao, những người cố gắng tạo ra sự đa dạng trong các dự án của họ. Tuy nhiên, tư duy sáng tạo cũng rất hữu ích trong các lĩnh vực, ngành nghề và thói quen hằng ngày khác. Ngày nay, nhà tuyển dụng rất ưu tiên kỹ năng này trong hồ sơ của ứng viên, nhằm giúp họ tạo ra các chiến lược sáng tạo, cải tiến các giải pháp ban đầu để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp của họ.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo