15. Quản Trị Digital Marketing

Sức mạnh của cảm xúc trong thành công của các chiến dịch tiếp thị

Cảm xúc đóng vai trò rất mạnh mẽ, cho dù mọi người cho rằng mình lý trí đến đâu, thì trong những khoảnh khắc ra quyết định quan trọng nhất của mỗi người và trong mỗi ký ức mãnh liệt nhất, cảm xúc mạnh mẽ đều đóng vai trò quyết định. Nó đồng thời cũng là yếu tố giúp cuộc sống của chúng ta trở nên sắc màu hơn.

Đối với các nhà tiếp thị, sức mạnh của cảm xúc có thể được khai thác để tạo ra những hiệu ứng to lớn. Bằng cách nhấn mạnh tới yếu tố cảm xúc của khách hàng, thương hiệu có thể tác động đến cách họ tương tác với mình theo như mong muốn.

Tiếp thị cảm xúc

Tiếp thị cảm xúc

Lợi ích của ứng dụng tiếp thị cảm xúc trong kinh doanh

Tiếp thị cảm xúc là cách để bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể tận dụng để tạo lợi thế cạnh tranh. Với chiến lược này, bạn không chỉ xây dựng một chiến dịch tiếp thị, thay vào đó, doanh nghiệp còn chủ động xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Các chiến dịch tiếp thị dựa trên dữ kiện và số liệu thông thường có thể giúp thu hút khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ theo những cách hợp lý để đưa ra quyết định lựa chọn thương hiệu. Tuy nhiên, chỉ có tiếp thị cảm xúc mới có thể kết nối sâu hơn và thực sự có thể hình thành một mối quan hệ thực sự giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Cảm xúc của khán giả chỉ đơn giản là tấm vé giúp tạo chuyển đổi nhưng kết nối nhờ các chiến dịch tiếp thị cảm xúc sẽ giúp giữ chân họ ở lại lâu hơn, ủng hộ thương hiệu mạnh mẽ hơn thay vì chỉ nhằm mục đích bán hàng. Và ngược lại, bằng cách chạm đúng tới những cảm xúc của khán giả theo từng chiến dịch, thương hiệu cũng có thể sẽ nhanh chóng hoàn thành KPI về doanh thu của mình.

Quyết định của mọi người chủ yếu dựa trên cảm xúc

Con người không hẳn là những sinh vật có lý trí – Quyết định của mọi người chủ yếu dựa trên cảm xúc

Con người chính là đối tượng ra quyết định dựa trên cảm xúc

Con người không hẳn là những sinh vật có lý trí. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của mình trong từng khoảnh khắc nhỏ, không quan trọng và việc này còn xảy ra ngay cả với mọi quyết định có ảnh hưởng tới cả cuộc đời.

Ngay cả trong những tình huống mà bạn thực sự hy vọng logic và suy nghĩ thấu đáo sẽ dẫn đường, thì trên thực tế, mọi người vẫn thường đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Ví dụ về điều này có thể được tìm thấy trong tất cả các nghiên cứu, học tập và thí nghiệm, chẳng hạn, các thẩm phán đưa ra những quyết định quan trọng, có khả năng thay đổi cuộc đời của người khác dưới tác động của cảm xúc của bản thân. Điều này lại càng khẳng định một thực tế hiển nhiên: cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong mọi quyết định của từng cá nhân, cho dù chúng ta có nhận ra hay không.

Tham khảo:   Những xu hướng Marketing bạn cần biết

Từ những gì chúng ta muốn ăn trưa cho tới người sẽ chọn để kết hôn, cảm xúc đều hiện diện trong từng quyết định. Và tất nhiên, việc mọi người ra quyết định theo cảm xúc chính là tin tức tuyệt vời cho các nhà tiếp thị – những người đang muốn quyết định chọn món cho giờ ăn trưa của khách hàng dễ dàng hơn hoặc mua những món đồ yêu thích với mức giá hợp lý hơn.

Một khi bạn biết rằng con người đưa ra quyết định chủ yếu dựa trên cảm xúc, công việc tiếp thị của bạn thực sự trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ với định hướng thay đổi chiến lược tiếp thị cảm xúc, kết quả mà thương hiệu nhận được chắc chắn sẽ rất khác biệt.

Mọi người đưa ra quyết định bằng cảm xúc, vì vậy nếu các chiến dịch tiếp thị được thúc đẩy bởi cảm xúc, thương hiệu có thể khiến khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định có lợi cho mình.

Hiệu quả của tiếp thị theo cảm xúc

Các nhà quảng cáo từ lâu đã biết tận dụng sức mạnh của cảm xúc để bán được hàng. Mở TV, xem tạp chí hoặc lướt web, bạn sẽ thấy tất cả các quảng cáo đều cố gắng tác động tới yếu tố cảm xúc để đưa ra quan điểm thuyết phục. Và những quảng cáo này đều hiệu quả – theo một cách nào đó!

Quảng cáo dựa vào cảm xúc có thể thuyết phục bạn bằng nỗi sợ hãi về cuộc sống sẽ ra sao nếu có sự hỗ trợ của dịch vụ này, hay khiến bạn thót tim bằng một câu chuyện đẫm nước mắt, kết thúc bằng một ghi chú cảm động với sản phẩm có sẵn để mua hoặc khiến bạn mỉm cười với nỗ lực đưa thương hiệu gắn liền với hạnh phúc. Cho dù quảng cáo được tung ra theo cách nào đi chăng nữa, cách tiếp thị cảm xúc này có thể tạo ra một chiến lược rất hiệu quả.

Hoặc, nó có thể khiến khán giả chú ý. Thu hút cảm xúc của họ là một cách an toàn để khiến khán giả chú ý đến thương hiệu của bạn. Và nếu hoạt động tiếp thị hiệu quả, việc có được sự kết nối cảm xúc đó sẽ giúp gắn kết họ với thương hiệu của bạn.

Hầu như trong tất cả, quảng cáo nói lên cảm xúc là quảng cáo hiệu quả. Suy cho cùng, cảm xúc đóng vai trò quyết định, bạn cũng có thể thu hút được cảm xúc của khách hàng tiềm năng nếu ứng dụng tiếp thị cảm xúc đúng cách.

Chiến lược tiếp thị dựa trên cảm xúc sẽ tạo hiệu quả khác biệt

Chiến lược tiếp thị dựa trên cảm xúc sẽ tạo hiệu quả khác biệt

Khai thác sức mạnh của cảm xúc

Thương hiệu có thể tận dụng sức mạnh của cảm xúc bằng cách triển khai chiến dịch tiếp thị cảm xúc một cách cẩn thận và có chiến lược. Bất kể loại hình kinh doanh nào bạn đang muốn quảng bá, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến doanh nghiệp B2B, kỹ thuật này có thể hiệu quả với bạn. Nếu bạn có thể tiếp thị cảm xúc đúng cách, bạn sẽ thấy kết quả mà sức mạnh của cảm xúc mang lại.

Tham khảo:   Phân tích dữ liệu để cá nhân hoá chiến dịch Email marketing

Xuyên suốt trong cả hành trình, thương hiệu sẽ cần phải lựa chọn và nhấn mạnh một cảm xúc trong các tài liệu tiếp thị.

Bạn không thể ép buộc khách hàng khi nhìn thấy sản phẩm sẽ bật khóc vì sung sướng, vì sự ép buộc với cảm xúc trong quảng cáo sẽ không hiệu quả. Sử dụng cảm xúc trong tiếp thị chỉ đem lại hiệu quả cao nhất khi truyền tải những cảm xúc chân thực.

Đồng thời cũng tránh phô trương trong quá trình ứng dụng tiếp thị cảm xúc bằng cách nghiên cứu thật kỹ đối tượng mục tiêu và khai thác những cảm xúc thực, trung thực mà bạn có thể tìm thấy ở đó. Khai thác những cảm xúc chân thực trong hoạt động tiếp thị, kết nối được hình thành với khán giả cũng có thể sẽ sâu sắc hơn.

Tạo một chiến dịch cộng hưởng bởi cảm xúc

Khi bạn biết cảm xúc nào phù hợp nhất với thương hiệu của mình, bạn có thể bắt đầu tích hợp cảm xúc này vào một chiến dịch tiếp thị được xây dựng cẩn thận.

Một cách để làm điều này là kể một câu chuyện – một kỹ thuật rất hiệu quả cho các nhà tiếp thị. Bởi, con người là những sinh vật giàu cảm xúc, tất cả chúng ta đều yêu thích một câu chuyện hay và điều này nên được ứng dụng với tư cách là một nhà tiếp thị. Cùng nhau dệt nên một câu chuyện chứa đựng một “cú đấm” xúc động và điều đó sẽ khiến thương hiệu của bạn trở thành Top of mind trong tâm trí khách hàng. Với chiến dịch tiếp thị cảm xúc dựa trên câu chuyện, bạn có thể thành công trong việc thu hút phản ứng cảm xúc từ khán giả.

Tất nhiên, có những cách khác để biến cảm xúc trở thành thành phần trung tâm của chiến dịch tiếp thị, nhưng phải thật sự cẩn thận. Nhận thông điệp cảm xúc theo bất kỳ cách nào phù hợp nhất cho thương hiệu và quan trọng là đối tượng mục tiêu nào bạn hướng tới. Hiểu chính xác đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn biết cách thu hút phản ứng cảm xúc cần thiết từ họ để tạo kết quả tiếp thị ấn tượng mà bạn đang tìm kiếm.

Tham khảo:   Vì sao các chiến dịch Digital Marketing ở Việt Nam không hiệu quả?

Nếu có thể khơi gợi thành công những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ từ những người bạn nhắm mục tiêu trong hoạt động tiếp thị của mình, bạn có thể thành công với hoạt động tiếp thị mà mình đang triển khai.

Cảm xúc thúc đẩy mọi người hành động và nếu bạn là người thể hiện cảm xúc của họ, bạn có thể thúc đẩy họ đưa ra hành động. Nhưng để thôi thúc khách hàng đưa ra những hành động phù hợp, bạn cần nhắm mục tiêu cảm xúc phù hợp với hoạt động tiếp thị. Một cách cụ thể để giải quyết vấn đề này chính là đưa ra một chiến lược phù hợp.

Việc lựa chọn một số cảm xúc khác nhau có thể mang lại những kết quả khác nhau. Làm cho mọi người hài lòng và họ sẽ ca ngợi bạn hoặc chia sẻ bài đăng của thương hiệu trên mạng xã hội. Hãy chú ý tới những cảm xúc tiêu cực – bạn thực sự có thể thúc đẩy mọi người hành động, bởi khi sợ hãi, tức giận hoặc buồn bã, chúng ta muốn nhanh chóng hành động để chống lại những cảm xúc tiêu cực này. Khách hàng cảm thấy sợ hãi, tức giận hoặc buồn bã, họ có thể chuyển sang thương hiệu của bạn để tìm giải pháp.

Do đó, nhắm đúng cảm xúc, vào đúng thời điểm sẽ mang lại kết quả phù hợp cho chiến dịch tiếp thị của thương hiệu.

Theo Brittany LeMoine

Bài liên quan:

  • Tiếp thị bằng biểu tượng cảm xúc
  • Tâm lý học trong tiếp thị bán hàng và suy nghĩ con người
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo