20. Kinh tế học

Tăng trưởng âm (Negative Growth) là gì? Đặc điểm

(Ảnh minh họa: Loopcentral)

Tăng trưởng âm

Khái niệm

Tăng trưởng âm trong tiếng Anh là Negative Growth.   

Tăng trưởng âm là sự thu hẹp doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp, hay để chỉ sự thu hẹp trong nền kinh tế của một quốc gia, được phản ánh trong việc giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một quí của năm nhất định.

Tăng trưởng âm thường được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm âm.

Đặc điểm của Tăng trưởng âm

Xác định tăng trưởng (Growth) là một trong những cách chính để thấy được hiệu suất của một công ty.

Tăng trưởng dương (Positive Growth) có nghĩa là công ty đang được cải thiện và có khả năng tạo ra thu nhập cao hơn, điều này sẽ làm tăng giá cổ phiếu.

Trái ngược với tăng trưởng dương là tăng trưởng âm, cho thấy hiệu suất của một công ty đang trải qua sự giảm sút trong doanh thu và thu nhập.

Các nhà kinh tế sử dụng khái niệm tăng trưởng để mô tả trạng thái và hiệu suất của nền kinh tế bằng cách đo lường tổng sản phẩm quốc nội GDP.

GDP xem xét các yếu tố giúp xác định nền kinh tế nhìn chung đang hoạt động như thế nào. Những yếu tố này bao gồm tiêu dùng cá nhân, tổng đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng.

Tham khảo:   Chi phí linh hoạt (Flexible Expense) trong chi tiêu cá nhân là gì? Đặc điểm

Khi một nền kinh tế đang phát triển, đó là một dấu hiệu của sự thịnh vượng và khả năng mở rộng. Tăng trưởng kinh tế tích cực có nghĩa là gia tăng trong cung tiền, sản lượng kinh tế và năng suất.

Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng âm làm giảm tăng trưởng tiền lương và sự suy giảm tổng thể của cung tiền. Các nhà kinh tế xem tăng trưởng âm là một điềm báo về suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế.

Tăng trưởng âm và nền kinh tế

Xác định chu kì tăng trưởng âm là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để xác định liệu một nền kinh tế có đang trải qua suy thoái hay khủng hoảng hay không.

Cuộc đại suy thoái năm 2008 là một ví dụ về thời kì tăng trưởng kinh tế âm được đo trong hơn 02 tháng.

Cuộc đại suy thoái bắt đầu từ năm 2008 và tiếp tục vào năm 2010. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 là -0,1% và năm 2009 là -2,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP đã dương trong năm 2010 với tỉ lệ 2,6%.

Mặc dù thông báo về tăng trưởng âm gây lo ngại cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng, nhưng đó chỉ là một trong nhiều yếu tố góp phần vào suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế.

Tham khảo:   Hiệu quả phân bổ (Allocational Efficiency) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Tốc độ tăng trưởng âm và thu hẹp về kinh tế cũng được tạo ra hệ quả như thu nhập thực tế giảm, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, mức độ sản xuất công nghiệp thấp hơn và doanh số bán hàng giảm.

Tuy nhiên, trạng thái hiện tại của nền kinh tế đôi khi có thể gây hiểu lầm với việc tăng trưởng âm có xảy ra hay không. Ví dụ, khi tăng trưởng âm xảy ra, giá trị thực của tiền lương tăng lên và người tiêu dùng lại coi nền kinh tế như đang ổn định hoặc đang được cải thiện.

Tương tự như vậy, khi một nền kinh tế tăng trưởng GDP tích cực và tỉ lệ lạm phát cao, người dân có thể cảm thấy nền kinh tế như đang suy giảm.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo