22. Quản trị kinh doanh

Tạo động lực cho người lao động là gì? Quá trình tạo động lực

Hình minh hoạ (Nguồn: companyfolders)

Tạo động lực 

Khái niệm

Tạo động lực cho người lao động tạm dịch sang tiếng Anh là Motivating employees.

Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc. 

Tạo động lực cho người lao động là trách nhiệm và mục tiêu của quản . Khi người lao động có động lực làm việc thì sẽ tạo ra tiềm năng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác.

Quá trình tạo động lực

Xét theo quan điểm nhu cầu, quá trình tạo động lực của người lao động bao gồm các bước như sau:

– Nhu cầu không được thoả mãn

– Sự căng thẳng

– Các động cơ

– Hành vi tìm kiếm

– Nhu cầu được thoả mãn

– Giảm căng thẳng

Nhu cầu được hiểu là sự không đầy đủ về vật chất hay tinh thần làm cho một số hệ quả (tức là hệ quả của việc thỏa mãn nhu cầu) trở nên hấp dẫn.

Nhu cầu không được thỏa mãn tạo ra sự căng thẳng, và sự căng thẳng thường kích thích những động cơ bên trong các cá nhân. Những động cơ này tạo ra một cuộc tìm kiếm nhằm có được các mục tiêu cụ thể. Nếu đạt được, sẽ thỏa mãn nhu cầu này và dẫn đến giảm căng thẳng.

Tham khảo:   Cân bằng chuyền (Line Balancing) là gì? Nguyên tắc thực hiện

Ý nghĩa

Các nhân viên được tạo động lực thường ở trong tình trạng căng thẳng. Để làm dịu sự căng thẳng này, họ tham gia vào hoạt động. Mức độ căng thẳng càng lớn thì càng cần phải có hoạt động để làm dịu căng thẳng. 

Vì vậy, khi thấy các nhân viên làm việc chăm chỉ trong một hoạt động nào đó, chúng ta có thể kết luận rằng họ bị chi phối bởi một sự mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà họ cho là có giá trị.

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực

Động lực của người lao động chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố đó có thể phân thành 3 nhóm như sau:

Nhóm nhân tố thuộc về người lao động, bao gồm:

Thái độ, quan điểm của người lao động trong công việc và đối với tổ chức;

Nhận thức của người lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân;

Năng lực và nhận thức về năng lực của bản thân người lao động;

Đặc điểm tính cách của người lao động. 

Nhóm nhân tố thuộc về công việc, bao gồm:

Tham khảo:   Lập phiên bản (Versioning) là gì? Tính ứng dụng của Lập phiên bản

Mức độ phức tạp của công việc;

Mức độ chuyên môn hoá của công việc;

Sự mạo hiểm và mức độ rủi ro của công việc;

Mức độ ổn định của công việc.

Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức, bao gồm:

Mục tiêu, chiến lược tổ chức;

Văn hoá của tổ chức;

Lãnh đạo (quan điểm, phong cách, phương pháp);

Quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức;

Các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, nhất là các chính sách về quản trị nguồn nhân lực.

(Tài liệu tham khảo: Tạo động lực cho người lao động, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo