22. Quản trị kinh doanh

Thuyết Z (Quản lí kiểu Nhật) và những kĩ thuật quản lí doanh nghiệp của William Ouchi

Thuyết Z

Khái niệm

Thuyết Z được tiến sĩ W. Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế kỉ trước, là kết quả của việc nghiên cứu phương thức quản lí trong các doanh nghiệp Nhật Bản, do đó thuyết Z còn có một tên khác là “Quản lí kiểu Nhật”.

Vào thập niên 1980, thuyết Z được phổ biến khắp thế giới. Nếu như thuyết X có cách nhìn tiêu cực về người lao động thì thuyết Z lại chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc. 

Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn tinh thần của người lao động để từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.

Nội dung của thuyết Z

Khác với thuyết X và Y đi sâu vào bản chất con người. Ouchi quan tâm đến thái độ lao động của con người và cho rằng thái độ đó phụ thuộc vào cách họ được đối xử trên thực tế. Xuất phát từ gốc rễ văn hóa và tập quán Nhật Bản, thuyết Z cho rằng một mô hình quản lí hiệu quả phải dựa trên việc xây dựng một nền văn hóa kiểu Z cho môi trường bên trong của doanh nghiệp với những nội dung cốt lõi sau đây:

– Thuyết Z cho rằng việc ra quyết định tập thể tốt hơn quyết định cá nhân, vì thế duy trì việc ra quyết định và nâng cao trách nhiệm tập thể bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết sách, kịp thời phản ánh tình hình cho cấp trên. Thế chế quản lí phải đảm bảo cho cấp trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới một cách đầy đủ và khuyến khích nhân viên đưa ra những phương án đề nghị của mình.

Tham khảo:   Lí thuyết trao đổi xã hội (Social exchange theory) là gì?

– Đảm bảo chế độ làm việc lâu dài dể nhân viên yên tâm và trung thành với doanh nghiệp, phát huy tính tích cực và trách nhiệm tương hỗ của cả hai bên.

– Nhà quản lí phải thường xuyên quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao động, kể cả trong và ngoài công việc. Từ đó tạo thành sự hòa hợp, thân ái, không cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới. Xí nghiệp Z không có hiện tượng công nhân vắng mặt, làm biếng hay bị sa thải, tất cả họp thành một gia đình, một cộng đồng sinh tồn có liên hệ khăng khít với nhau về tổ chức.

– Chú ý đào tạo và phát triển nhân viên. Đánh giá nhân viên phải toàn diện, rõ ràng, cẩn trọng và có biện pháp kiểm soát tế nhị, mềm dèo, giữ thể diện cho người lao động.

– Làm cho công việc hấp dẫn để thu hút nhân viên trong công việc.

So sánh tư tưởng quản lí của doanh nghiệp Nhật và doanh nghiệp phương Tây

Doanh nghiệp Nhật (kiểu Z) Doanh nghiệp phương Tây
– Làm việc suốt đời – Làm việc trong từng thời gian
– Đánh giá và đề bạt chậm – Đánh giá và đề bạt nhanh
– Công nhân đa năng – Công nhân chuyên môn hóa một nghề
– Cơ chế kiểm tra gián tiếp – Cơ chế kiểm tra gián tiếp
– Quyết định tập thể – Quyết định cá nhân
– Trách nhiệm tập thể – Trách nhiệm cá nhân
– Quyền lợi toàn cục – Quyền lợi riêng có giới hạn
Tham khảo:   Tiêu chuẩn ISO 26000:2010 là gì?

Nội dung của thuyết Z được đúc rút từ kinh nghiệm quản lí của các doanh nghiệp Nhật Bản nên nó chịu đựng những đặc điểm tư duy của phương Đông. Điều nổi bật trước tiên phải nói đến là người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung rất coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng. 

Người Nhật đã vận dụng được điều đó để đưa vào phương pháp quản lí của mình. Bên cạnh đó người phương Đông thường luôn cố gắng hướng đến sự hòa hợp; trong thuyết Z ta thấy sự hòa hợp của ba yếu tố đó là năng suất lao động, sự tin cậy và sự khôn khéo trong quan hệ giữa người với người. 

(Theo Giáo trình Quản lí học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo