22. Quản trị kinh doanh

Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng là gì? Các hình thức tính

Hình minh hoạ (Nguồn: touchcast)

Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng

Khái niệm

Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng là bước tính chi phí kinh doanh phát sinh cho các đối tượng cụ thể.

Các hình thức tính

Các hình thức tính chi phí kinh doanh theo đối tượng:

– Đối tượng thời gian: từng thời tính như tháng, 10 ngày, tuần lễ, ngày đêm, ca làm việc và 1 giờ hoạt động đó được tập hợp ở bước tính chi phí kinh doanh theo loại.

– Đối tượng không gian: đó được tập hợp ở bước tính chi phí kinh doanh theo điểm.

– Đối tượng sản phẩm: tính chi phí kinh doanh phát sinh gắn với từng sản phẩm hay chi phí biến đổi bình quân sản phẩm hoặc tính giá thành sản phẩm.

Ví dụ

Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để thấy việc tính toán chi phí kinh doanh gắn với đối tượng sản phẩm.

Ví dụ: Với chu kinh doanh của doanh nghiệp là 6 tháng và các số liệu ban đầu trong tháng 1/2014 như sau:

– Nhập kho vật liệu 1001 trong 15 tấn với giá mua vào 20 triệu đồng/tấn, dự báo giá vật liệu 1001 tăng 1,2%/tháng. Xuất 3 tấn vật liệu 1001 để sản xuất sản phẩm A và 4 tấn vật liệu 1001 để sản xuất sản phẩm B.

Tham khảo:   Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Đặc điểm và nguyên nhân

– Mua về 10 tấn vật liệu 1002 với giá mua là 2,5 triệu đồng/tấn, dự kiến sau chu kinh doanh giá loại vật liệu 1002 tăng 3%. Xuất kho loại vật liệu 1002 là 5 tấn, trong đó 2 tấn được sử dụng để sản xuất sản phẩm A và 1 tấn để sản xuất sản phẩm B.

– Xuất kho 800 kg vật liệu 1003 để sản xuất sản phẩm A và B theo tỉ lệ sử dụng A/B = 3/7. Giá vật liệu 1003 ổn định ở mức 28.000 đồng/kg.

– Các loại vật liệu phụ đưa vào sử dụng có giá trị tính theo giá mua vào là 25 triệu đồng, chỉ số giá cả vật liệu thời này tăng 1% /tháng. Tỉ lệ vật liệu phụ được sử dụng để sản xuất sản phẩm A và B thường là 8/5.

– Cuối tháng kiểm kê kho thấy loại vật liệu 1001 hao hụt 0,4 tấn, loại vật liệu 1002 hao hụt 0,1 tấn và các loại vật liệu phụ hao hụt được đánh giá có trị giá là 1,5 triệu đồng.

Hãy tính chi phí kinh doanh phát sinh để sản xuất sản phẩm A và sản phẩm B trong tháng 1/2014.

Chi phí kinh doanh phát sinh để sản xuất sản phẩm A trong tháng 1.2014 là:

Tham khảo:   Nghiên cứu khả thi (Feasibility Study) là gì? Nội dung nghiên cứu

CPKD(1001) = 3 × 20.000.000 × 1,012^6 = 64.451.692 (đồng) 

CPKD(1002) = 2 × 2.500.000 × 1,03 = 5.150.000 (đồng) 

CPKD(1003) = 800 × 28.000 ´0,3 = 6.720.000 (đồng) 

CPKD(VLphụ) = 25.000.000 × 1,01^6 × 8/13 = 16.331.079 (đồng)

Chi phí kinh doanh phát sinh để sản xuất sản phẩm B trong tháng 1/2014 là: 

CPKD(1001) = 4 × 20.000.000 × 1,012^6 = 85.935.590 (đồng)

CPKD(1002) = 1 × 2.500.000 × 1,03 = 2.575.000 (đồng)

CPKD(1003) = 800 × 28.000 ´0,7 = 15.680.000 (đồng)

CPKD(VLphụ) = 25.000.000 × 1,01^6 × 5/13 = 10.206.924 (đồng)

(Tài liệu tham khảo: Tính chi phí kinh doanh theo điểm và theo đối tượng, Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo