22. Quản trị kinh doanh

Tồn quĩ mục tiêu (Cash fund) là gì? Các mô hình xác định

Growing-funds

Hình minh hoạ (Nguồn: financialeconomyblog)

Tồn quĩ mục tiêu

Khái niệm

Tồn quĩ mục tiêu hay tồn quĩ tiền mặt trong tiếng Anh được gọi là Cash fund.

Tồn quĩ mục tiêu là giá trị tiền mặt tối ưu mà công ty cần lưu giữ dưới hình thức tiền mặt. 

Quyết định tồn quĩ mục tiêu liên quan đến việc đánh đổi giữa chi phí cơ hội do giữ quá nhiều và chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt. 

Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền mặt không được đầu tư vào mục đích sinh lợi. 

Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền mặt sẵn sàng cho chi tiêu. 

Nếu công ty giữ quá nhiều tiền mặt thi chi phí giao dịch sẽ nhỏ, nhưng ngược lại chi phí cơ hội sẽ lớn. Tổng chi phí giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch.

Điểm Ctrên hình trên chính là điểm tồn quĩ tiền mặt tối ưu, đây chính là tồn quĩ mục tiêu mà công ty cần hoạch định. 

Một số mô hình xác định

Sau đây là một số mô hình xác định tồn quĩ tối ưu:

– Mô hình Baumol 

+ Những giả định của mô hình này: 

Công ty áp dụng tỉ lệ bù đắp tiền mặt không đổi 

Không có số thu tiền mặt trong kì hoạch định 

Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn 

Tham khảo:   Giá trị cốt lõi của tổ chức (Company Core Values) là gì?

Dòng tiền mặt rời rạc, không liên tục và đều đặn

+ Công thức

Trong đó:

F: chi phí giao dịch cố định cho mỗi lần mua/ bán chứng khoán ngắn hạn 

T: tổng số tiền mặt mới cần thiết cho mục đích giao dịch trong thời kì hoạch định là một năm 

K: chi phí cơ hội do giữ tiền  

– Mô hình Miller- Orr

Khác với Baumol, Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình số dư tiền mặt với luồng thu và chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày, mô hình Miller-orr liên quan đến cả dòng tiền vào và dòng tiền ra, và giả định dòng tiền ròng (dòng tiền vào trừ dòng tiền ra) có phân phối chuẩn, dòng tiền ròng hàng ngày có thể ở mức kì vọng, ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất. 

Tuy nhiên chúng ta giả định dòng tiền ròng = 0, tức là dòng tiền vào bằng dòng tiền ra. 

Để sử dụng mô hình này nhà quản trị tài chính cần làm 4 việc:

+ Thiết lập giới hạn dưới cho tồn quĩ

Giới hạn này liên quan đến mức độ an toàn chi tiêu do ban quản lí quyết định. 

+ Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền thu chi hàng ngày 

+ Quyết đinh mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày 

+  Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn

Tham khảo:   Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Porter's Five Forces) là gì?

Dòng tiền ứng dụng mô hình này là dòng tiền biến động ngẫu nhiên hàng ngày.

Mô hình tồn quĩ tối ưu của Miller – Orr

Mô hình tồn quĩ tối ưu của Miller – Orr

Công thức

Trong đó

Z*: tồn quĩ mục tiêu

H : giới hạn trên

L : giới hạn dưới

δ2: Phương sai của dòng tiền mặt hàng ngày

F : chi phí giao dịch

k : chi phí cơ hội do giữ tiến mặt bình quân ngày

Ctb: tồn quĩ trung bình

Cũng giống như mô hình Baumol, mô hình Miller-Orr phụ thuộc vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội, chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn là F cố định và chi phí cơ hội do giữ tiền mặt là k bằng lãi suất ngắn hàng. 

Khác với mô hình Baumol, trong mô hình Miller-Orr, số lần giao dịch của mỗi thời kì là số ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của dòng tiền vào và dòng tiền ra. 

Kết quả là chi phí giao dịch phụ thuộc vào số lần giao dịch chứng khoán ngắn hạn kì vọng, còn chi phí cơ hội phụ thuộc vào số dư tiền mặt kì vọng.

(Tài liệu tham khảo: Quyết định quản trị tiền mặt, ĐH Duy Tân)


  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo