20. Kinh tế học

Trò chơi có tổng bằng không (Zero-Sum Game) là gì? Ứng dụng trong giao dịch thực tế

Hình minh họa

Trò chơi có tổng bằng không

Khái niệm

Trò chơi có tổng bằng không trong tiếng Anh là Zero-Sum Game.

Tổng bằng không là một tình huống trong lí thuyết trò chơi, trong đó những gì một người kiếm được tương đương với những gì người khác mất đi, do đó thay đổi ròng về tài sản hoặc lợi ích là bằng không. Một trò chơi có tổng bằng không có thể có ít nhất hai người chơi hoặc hàng triệu người tham gia.

Trò chơi có tổng bằng không là thuật ngữ trong lí thuyết trò chơi, nhưng không phổ biến bằng các trò chơi có tổng khác không. Poker và cờ bạc là những ví dụ phổ biến của các trò chơi có tổng bằng 0 vì tổng số tiền mà một số người chơi giành được bằng tổng số tiền thua lỗ của những người khác. 

Trong thị trường tài chính, quyền chọn và hợp đồng tương lai là các ví dụ về các trò chơi có tổng bằng không (không bao gồm chi phí giao dịch). Đối với mỗi người có lãi trên một hợp đồng thì có một bên chịu lỗ tương ứng.

Tham khảo:   Giá trần (Price ceiling) trong kinh tế vi mô là gì?

Trò chơi có tổng bằng không với thị trường chứng khoán

Các giao dịch trong thị trường chứng khoán thường được coi là trò chơi có tổng bằng không. Tuy nhiên, vì các giao dịch được thực hiện trên cơ sở kì vọng trong tương lai và các nhà giao dịch có các ưu tiên khác nhau đối với rủi ro, một giao dịch có thể giúp các bên cùng đạt được lợi ích. 

Đầu tư dài hạn là một tình huống có tổng dương vì dòng vốn tạo điều kiện cho sản xuất, tạo ra việc làm. Các việc làm này lại tạo ra sản xuất, thu nhập và tiết kiệm quay trở lại đầu tư theo chu kì mới.

Trò chơi có tổng bằng không trong các giao dịch thực tế

Giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai là ví dụ thực tế gần nhất với trò chơi có tổng bằng không. Các quyền chọn và hợp đồng tương lai về cơ bản là đánh cược về mức giá tương lai của một mặt hàng nhất định trong khoảng thời gian nghiêm ngặt. 

Dù đây chỉ là cách giải thích rất đơn giản về quyền chọn và hợp đồng tương lai, nhưng nói chung nếu giá của hàng hóa tăng (thường là trái với kì vọng của thị trường) trong khung thời gian ấn định, nhà đầu tư có thể bán hợp đồng tương lai và thu về lợi nhuận. Như vậy khi một nhà đầu tư kiếm được tiền thì sẽ có một nhà đầu tưu khác chịu lỗ tương ứng.

Tham khảo:   Chính sách làm hại láng giềng (Beggar-Thy-Neighbor) là gì?

Đây là lí do tại sao hợp đồng tương lai và giao dịch quyền chọn thường đi thường được cảnh báo là không dành cho những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai và các quyền chọn cung cấp tính thanh khoản thị trường và có thể mang lại thành công rất lớn cho nhà đầu tư hoặc công ty.

(Theo investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo