09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Tỷ lệ vàng trong thuật lãnh đạo bất kỳ ai cũng nên biết

Tất cả mọi người đều hiểu rằng đường lối lãnh đạo đúng đắn là điều thiết yếu để một doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên cho đến gần đây, khái niệm lãnh đạo vẫn là một thứ trừu tượng như “tôi hiểu nó khi tôi cảm nhận được nó” thay vì thứ gì đó có thể được nghiên cứu và hiểu một cách khoa học.

Ví dụ, mọi nhà người quản lý (và tất cả các bậc phụ huynh) nhanh chóng phát hiện ra rằng cách điều hành “làm như tôi nói, không phải như tôi làm” không bao giờ hoạt động. Những người đi theo chắc chắn bắt chước hành vi của nhà lãnh đạo, đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo vĩ đại là trọng tâm đầu tiên của những mô hình quản lý.

Tầm quan trọng trong việc đảm nhiệm vai trò chính của nhà lãnh đạo được đề cập khá nhiều trong các sách về quản trị tuy nhiên trong vài năm gần đây, nguyên nhân khoa học cũng góp phần củng cố điều này: Những nơron phản chiếu trong não bộ gây ra việc con người bắt chước một cách vô thức các hành vi của những người xung quanh.

Tương tự như vậy, một sự thật hiển nhiên là các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn luôn biết cách và giỏi trong việc xây dựng những mối quan hệ mạnh mẽ, không chỉ giữa bản thân anh ta và các cá nhân thành viên khác, mà còn giữa các thành viên trong nhóm anh ta dẫn dắt.

Tham khảo:   Bài học về Quản trị thay đổi: Làm thế nào để đưa công ty vượt qua giai đoạn khủng hoảng?

Nói cách khác, một nhà lãnh đạo giỏi xây dựng những mối quan hệ đóng vai trò như một hình mẫu chính để chỉ ra cho các thành viên trong nhóm cách xây dựng mối quan hệ tốt hơn với nhau. Kết quả là tạo ra một đội bóng gắn kết từ đó dễ dàng lãnh đạo hơn.

Làm thế nào để một nhà lãnh đạo vĩ đại xây dựng các mối quan hệ? Từ quan điểm của thần kinh học, các mối quan hệ kinh doanh cũng giống như những mối quan hệ khác, do đó có thể thúc đẩy và tăng cường bằng việc sử dụng các phương pháp giống nhau hoặc tương đồng.

Với việc luôn giữ điều này trong tâm trí, nhà thông thái về nghệ thuật lãnh đạo Jon Pratlett gần đây đã chỉ ra rằng, những nghiên cứu của Tiến sĩ John Gottman thuộc Đại học Washington cho biết những mối quan hệ được củng cố bởi sự tương tác tích cực và suy yếu bởi điều tiêu cực.

Tương tác này bao gồm những ý kiến, nét mặt, cử chỉ, và ngôn ngữ cơ thể riêng biệt hoặc được kết hợp với nhau. Ví dụ, một cái vỗ nhẹ vào lưng là một tương tác tích cực trong khi dành cho ai đó thái độ lạnh nhạt là điều tiêu cực.

Tham khảo:   LÃNH ĐẠO VÀ THUẾ

Để một mối quan hệ còn có thể duy trì mạnh mẽ và gắn kết, phải có một tỷ lệ ít nhất là 5 tương tác tích cực cho mỗi hành động tiêu cực. Ví dụ, mỗi lần bạn chỉ trích một thành viên trong nhóm, bạn nên cung cấp ít nhất là 4 khen ngợi về những gì anh ta hoặc cô ta đang làm được đúng, chính xác.

Điều tương tự cũng đúng với biểu hiện nét mặt. Nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và khuyến khích thành viên trong nhóm của bạn. Khi bạn đang ở giữa một đội ngũ, bạn nên thường xuyên mỉm cười 5 lần so với việc bạn thể hiện nghiêm khắc.

Duy trì tỷ lệ 5:1 với những hành động tích cực so với tiêu cực sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường tình cảm mà các thành viên trong nhóm cảm thấy được kết nối hơn và từ đó có nhiều khả năng để làm việc với nhau tốt hơn và mở rộng được phạm vi của những ý tưởng, sáng kiến.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo