09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Lãnh đạo là gì? Khái niệm, đặc điểm & vai trò người lãnh đạo

Lãnh đạo không chỉ những người làm việc ở vị trí lãnh đạo được xác định, mà nó có ở tất cả các cấp trong mọi tổ chức và xã hội. Lãnh đạo có ý nghĩa khác nhau với những nền văn hóa và trong những tình huống khác nhau, tuy nhiên vai trò này cực kỳ quan trọng trong tất cả các tổ chức, doanh nghiệp

Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo (Leadership) là nghệ thuật gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng và thúc đẩy một tổ chức, đội ngũ hành động để thực hiện kế hoạch chiến lược, đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Trong doanh nghiệp, lãnh đạo là tập hợp các hành vi được sử dụng để thống nhất phương hướng, chiến lược cho từng cấp bậc nhân viên, thực hiện các kế hoạch và liên tục đổi mới, mang lại giá trị cho tổ chức.

Lãnh đạo hiệu quả là khi nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt nhóm, tổ chức đạt được mục tiêu một cách hiệu quả và bền vững. Để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, cần có sự kết hợp giữa các kỹ năng, phong cách lãnh đạo phù hợp với hoàn cảnh và môi trường cụ thể.

Đặc điểm của người lãnh đạo

  1. Có tầm nhìn dài hạn
  2. Khả năng truyền cảm hứng xuất sắc
  3. Nhà hoạch định chiến lược tài ba
  4. Là một người huấn luyện

Có tầm nhìn dài hạn

Nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn dài hạn để dẫn dắt một tổ chức thành công, điều này có nghĩa là, những người lãnh đạo sẽ nhìn ra được những gì mà người khác không thể thấy. Họ hình dung được bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai, biết tổ chức đang thiếu những gì, lộ trình phát triển ra sao.

Khả năng truyền cảm hứng xuất sắc

Nhà lãnh đạo trong nhiều trường hợp không tham gia vào việc triển khai, thực thi. Tuy nhiên, họ có thể giao nhiệm vụ đó cho những người dưới quyền có năng lực và tố chất, đó có thể là những người quản lý, đã kề vai sát cánh cùng nhà lãnh đạo trong mọi nhiệm vụ.

Mặc dù không phải là người trực tiếp chinh chiến, nhưng nhà lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền cảm hứng, tạo động lực, thúc đẩy tinh thần cho đội ngũ cấp dưới của mình. Một nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ là một người truyền cảm hứng tuyệt vời, biết gắn kết mỗi cá nhân thành một đội ngũ vững mạnh, luôn đồng tâm hiệp lực trong mọi tình huống và cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

Nhà hoạch định chiến lược tài ba

Là người đứng đầu và dẫn dắt đội ngũ, nhà lãnh đạo phải là một người hoạch định chiến lược tài ba nhằm thực hiện mục tiêu hiệu quả nhất. Những nhà lãnh đạo xuất sắc luôn biết cách phân công nhiệm vụ và tận dụng nguồn lực một cách tối ưu.

Nhà lãnh đạo cần biết nên làm gì, thực hiện như thế nào để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Họ có thể linh hoạt ứng biến với mọi vấn đề một cách nhanh chóng và hướng dẫn cho đội ngũ cấp dưới để thực thi các nhiệm vụ.

Là một người huấn luyện

Nhà lãnh đạo thường có khả năng nhìn người và tận dụng nguồn nhân lực rất tốt. Họ biết được ai là mảnh ghép phù hợp với đội ngũ, tự mình chiêu mộ và giữ chân người tài. Đặc biệt, với tầm nhìn và tư duy vượt trội, nhà lãnh đạo cũng có thể vạch ra lộ trình phát triển của từng cá nhân, từ đó giúp đội ngũ nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực để cống hiến cho tổ chức.

Đặc điểm của người lãnh đạo

Vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp

  1. Xây dựng chiến lược kinh doanh
  2. Hoạch định chính sách
  3. Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp
  4. Đào tạo, dẫn dắt đội ngũ nhân viên
  5. Tạo ra nguồn năng lượng tích cực
  6. Kiểm soát cơ cấu tổ chức

Xây dựng chiến lược kinh doanh

Bằng chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của mình, nhà lãnh đạo có thể dự đoán được các cơ hội hoặc rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Tầm nhìn ấy cho phép nhà lãnh đạo vạch ra định hướng, lộ trình để đón nhận những cơ hội cũng như có kế hoạch dự phòng cho những rủi ro, khó khăn phía trước. Nhờ đó, nhà lãnh đạo có thể xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.

Nhà lãnh đạo phải nghiên cứu kỹ lưỡng về doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, thị trường, khách hàng mục tiêu để hiểu rõ về bối cảnh chung. Sau đó tiến hành phân tích, đưa ra những lộ trình phát triển và cân nhắc mọi sự thay đổi nếu có. Cuối cùng sẽ tiến hành định hình chiến lược cho doanh nghiệp, tối đa hóa nguồn lực hướng tới mục tiêu chung.

Đó cũng là một quá trình rèn luyện, học hỏi chứ không phải bẩm sinh mà có. Có như vậy, họ mới có thể tác động mạnh mẽ tới các thành viên khác trong tổ chức, khẳng định uy tín và danh tiếng của bản thân.

Hoạch định chính sách

Nhà lãnh đạo cũng có vai trò hoạch định các chính sách cho doanh nghiệp. Họ sẽ thiết lập những quy tắc phù hợp, yêu cầu mọi người tuân thủ để hoạt động nhóm một cách hiệu quả nhất. Thông qua việc hoạch định, các nhà lãnh đạo đồng thời cũng đặt ra cơ chế giúp các thành viên hướng tới những mục tiêu, lợi ích chung của tổ chức.

Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp

Nhà lãnh đạo thường là những người đứng đầu trong tổ chức. Chẳng hạn như chủ tịch, giám đốc, CEO,… họ có vai trò đại diện về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ sai phạm nào trong quá trình hoạt động, lãnh đạo sẽ là những người đầu tiên bị truy tố về trách nhiệm.

Tham khảo:   OKR & KPI: 3 TƯ DUY HIỆU QUẢ DÀNH CHO NHÀ LÃNH ĐẠO

Đào tạo, dẫn dắt đội ngũ nhân viên

Nhà lãnh đạo có trách nhiệm điều hành, huấn luyện, hỗ trợ nguồn nhân lực trong tổ chức, thay vì chỉ ra lệnh và yêu cầu họ thực hiện nhiệm vụ. Họ phải đảm bảo rằng, mọi nhân viên đều có đủ năng lực, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc, hướng dẫn nhân viên đi đúng lộ trình, hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

Nhà lãnh đạo là những người dám nghĩ dám làm, dám đứng ra chịu mọi trách nhiệm, họ có năng lượng và thu hút mọi người xung quanh. Khi nhìn nhận thấy những người có tố chất, nhà lãnh đạo thậm chí còn có thể rèn luyện để họ trở thành những người thay thế mình trong tương lai.

Tạo ra nguồn năng lượng tích cực

Nhà lãnh đạo phải là người tạo ra nguồn năng lượng cho mỗi thành viên và tập thể, đây là động lực quan trọng để tạo sự hài lòng cho nhân viên cũng như giữ chân họ ở lại, cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp.

Khi nhân viên không có định hướng, họ luôn có cảm giác kiệt sức, cạn kiệt năng lượng, stress và dễ cảm thấy tiêu cực trước mọi khó khăn. Chính vì vậy, động lực từ nhà lãnh đạo lúc này sẽ là “sức kéo” cho một tập thể năng động, linh hoạt, luôn nhìn thấy giải pháp trong mọi vấn đề.

Kiểm soát cơ cấu tổ chức

Lãnh đạo có thể là người tiên phong, định hướng và củng cố niềm tin trong tổ chức. Cho dù ở bất kỳ doanh nghiệp nào, quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động lâu năm hay không đều tồn tại những lỗ hổng. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo cần phải để tâm đến quá trình hoạt động để kịp thời phát hiện những bất cập, sai phạm để điều chỉnh kịp thời.

>> Tham khảo: 10 Chức năng lãnh đạo quan trọng để vận hành doanh nghiệp

Tố chất cần có của một người lãnh đạo

Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có năng lực lãnh đạo và tố chất lãnh đạo khác nhau. Một trong số những tố cần có phải kể đến như:

  1. EQ cao
  2. Chính trực
  3. Nghị lực
  4. Tự tin
  5. Thông minh

EQ cao

Chỉ số EQ được xem là quan trọng hơn so với chỉ số IQ, nhà lãnh đạo sở hữu EQ cao để có khả năng cảm nhận tốt hơn những tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ nhân viên cấp dưới, thậm chí là đọc được những giao tiếp không lời từ người khác. Từ đó có thể lãnh đạo cấp dưới tốt hơn, khiến họ hài lòng và cống hiến hết mình vì tổ chức.

Chính trực

Một nhà lãnh đạo có đức tính chính trực sẽ được yêu mến và tin tưởng từ các nhân viên cấp dưới. Đây cũng là đức tính mà tất cả mọi người đều mong muốn ở vị lãnh đạo của mình, đảm bảo mọi quyết định và hành động đều dựa trên tiêu chuẩn đúng đắn.

Nếu một nhà lãnh đạo không chính trực, họ có thể đưa ra những quyết định không công bằng hoặc không đúng đắn, điều này có thể gây ra sự thiếu minh bạch và những hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức, doanh nghiệp.

Nghị lực

Là người đầu tàu chèo lái con tàu đi đúng lộ trình để về được vạch đích, nhà lãnh đạo cần có nghị lực để sẵn sàng đương đầu với mọi sóng gió, khó khăn. Khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn, họ cần giữ bình tình để đưa ra quyết định đúng đắn, dẫn dắt đội ngũ nhân viên vượt qua rào cản, đi tới thành công.

Nhà lãnh đạo có nghị lực thường có tầm nhìn rộng lớn, quyết tâm cao độ và giữ được nhiệt huyết, không bỏ cuộc trước những khó khăn, sẵn sàng thử nghiệm và áp dụng những cái mới để đưa tổ chức phát triển hơn nữa.

Tự tin

Sự tự tin giúp tạo nên phong thái của một nhà lãnh đạo xuất sắc, đồng thời giúp họ đưa ra những quyết định và hành động dứt khoát, gây dựng được uy tín trong lòng nhân viên và động viên họ đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.

Thông minh

Nhà lãnh đạo thông minh có khả năng đọc hiểu và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó đưa ra quyết định và hành động đúng đắn và có tầm nhìn. Bên cạnh suy nghĩ thông minh, nhà lãnh đạo cũng phải có tầm nhìn và biết dùng người xuất sắc. Nhà lãnh đạo có thể không sở hữu chỉ số IQ cao nhất, cũng không phải là người có chuyên môn giỏi nhất, nhưng tổng thể họ phải là người có khả năng kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để đạt được sự thành công trong vai trò lãnh đạo.

Làm thế nào để trở thành một người lãnh đạo xuất sắc

  1. Nuôi dưỡng, quản trị các mối quan hệ
  2. Tận dụng quỹ thời gian hiệu quả
  3. Nhận thấy mặt tích cực trong khó khăn
  4. Mục tiêu rõ ràng
  5. Xác định tầm nhìn dài hạn
  6. Thích nghi tốt với mọi thay đổi, quản trị khủng hoảng xuất sắc
  7. Tập trung vào sự hợp tác
  8. Đề cao tính đa dạng trong tổ chức
  9. Đặt mục tiêu của tổ chức trên cả lợi ích cá nhân
  10. Trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết
Tham khảo:   7 Kỹ Năng Nhà Lãnh Đạo Cần Có

Nuôi dưỡng, quản trị các mối quan hệ

Một nhà lãnh đạo giỏi phải được công nhận từ các mối quan hệ chất lượng xung quanh, đó có thể là nhân viên, bạn bè, người thân, đối tác làm ăn,… Việc nuôi dưỡng và quản trị các mối quan hệ là rất cần thiết.

Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc, họ cần khẳng định bản thân với những mối quan hệ chất lượng nhất. Bằng cách thay đổi cách đối nhân xử thế, học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Một nhà lãnh đạo thực thụ luôn phải thấu hiểu và đồng cảm với người khác để giúp họ một cách tinh tế nhất.

Tận dụng quỹ thời gian hiệu quả

Thời gian công bằng với tất cả mọi người là một ngày đều có 24 tiếng, cách mà mỗi người tận dụng quỹ thời gian ấy có thể cho phép họ đạt được mục tiêu hay không. Thực tế, công việc mỗi ngày của nhà lãnh đạo là rất nhiều, áp lực cao, chính vì vậy họ cần giữ trạng thái tập trung tuyệt đối để giải quyết công việc.

Muốn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc, mỗi người cần phải biết cách phân chia thời gian và ưu tiên công việc để đạt được hiệu suất cao nhất, đồng thời không bỏ quên nhiệm vụ. Đặc biệt, nhà lãnh đạo cũng biết cách để tạo động lực cho nhân viên tuân thủ thời gian của tổ chức, tạo ra một môi trường kỷ luật và tích cực.

Nhận thấy mặt tích cực trong khó khăn

Những thách thức, khó khăn đôi khi sẽ ập đến bất ngờ, không báo trước. Chính vì vậy, với vai trò lãnh đạo một tổ chức doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần giữ bình tĩnh để đương đầu với mọi thử thách.

Chẳng hạn như khoảng thời gian khủng hoảng do dịch bệnh Covid, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã phá sản chỉ vì người lãnh đạo không giữ được sự sáng suốt trước những sự thật tàn khốc. Nhiều người không thể vạch ra một đường lối đúng đắn để đưa doanh nghiệp thoát khỏi thời kỳ đen tối đó. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo xuất sắc phải có niềm tin tuyệt đối vào mục tiêu và lộ trình mà họ đã vạch sẵn, luôn nhìn thấy những mặt tích cực trong những khó khăn. Đồng thời, họ cũng phải biết cách truyền đạt và dẫn dắt đội nhóm chinh phục mục tiêu của tổ chức.

Một người lãnh đạo luôn thể hiện sự chắc chắn, họ sẽ ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ nhân viên. Điều này cũng cho thấy, nhà lãnh đạo sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc, khiến đội ngũ luôn thấy an tâm, hy vọng về những tích cực trong những khó khăn sắp tới.

Mục tiêu rõ ràng

Một mục tiêu rõ ràng giúp mỗi người tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Nếu không có mục tiêu, mỗi cá nhân sẽ rất dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thử thách. Khi xác định được mục tiêu rõ ràng và đắm chìm vào nó, đó sẽ là một nguồn động lực to lớn giúp mỗi người vượt qua những thời điểm tăm tối trong sự nghiệp. Trong vai trò lãnh đạo, nếu như biết cách truyền đạt mục tiêu đó cho nhân viên, nó sẽ có ý nghĩa khích lệ mãnh liệt để động viên tinh thần, giúp tập thể vượt qua những thời điểm khó khăn trong công việc.

Xác định tầm nhìn dài hạn

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, việc có tầm nhìn xa trông rộng là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp trở nên rối ren, thậm chí là thất bại vì các nhà lãnh đạo không xác định được tầm nhìn, lộ trình để hướng tổ chức phát triển.

Tầm nhìn dài hạn đòi hỏi nhà lãnh đạo hình dung được bức tranh tương lai của tổ chức, biết mình nên làm gì và làm như thế nào. Đồng thời, họ cũng phải giữ vững tầm nhìn và tin vào những gì bản thân đã vạch ra, giúp doanh nghiệp ứng biến linh hoạt trước những biến cố, thậm chí là nguy cơ sụp đổ.

Thích nghi tốt với mọi thay đổi, quản trị khủng hoảng xuất sắc

Thích nghi tốt với mọi sự thay đổi là điều cần thiết để giúp các nhà lãnh đạo điều hành tổ chức, giúp doanh nghiệp sống sót trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ngày nay, sự ổn định dường như đã trở nên lỗi thời, trong một môi trường năng động và liên tục đổi mới như hiện nay. Chính vì vậy, để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc, mỗi người cần học cách thích nghi với những sự thay đổi và quản trị khủng hoảng một cách xuất sắc.

Tập trung vào sự hợp tác

Một tổ chức gắn kết, san sẻ công việc và cùng đồng tâm hiệp lực để giải quyết vấn đề thay vì cạnh tranh không lành mạnh sẽ phát triển vững mạnh hơn. Nhà lãnh đạo cần phải nhìn nhận được tình hình nội bộ của đội ngũ nhân sự, từ đó điều chỉnh và nuôi dưỡng một môi trường năng động, hợp tác, lành mạnh.

Đề cao tính đa dạng trong tổ chức

Ngày nay, trong các tập đoàn lớn, không có bất kỳ sự phân biệt nào về trình độ, chủng tộc, giới tính, tầng lớp nào. Bởi họ hiểu, càng nhiều màu sắc thì tổ chức càng đa dạng, càng có nhiều ý tưởng độc đáo và mới lạ hơn trong cách giải quyết vấn đề, mang lại nhiều giá trị to lớn hơn cho tổ chức.

Tham khảo:   Báo cáo là gì? Kỹ năng lập báo cáo đơn giản nhất hiện nay

Chính vì vậy, nhà lãnh đạo cần đề cao tính đa dạng trong một doanh nghiệp, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người được nêu lên ý kiến, đóng góp ý tưởng và hình thành một tập thể đa dạng, nhiều sắc màu, gắn kết để tiến tới mục tiêu chung của tổ chức.

Đặt mục tiêu của tổ chức trên cả lợi ích cá nhân

Để trở thành một nhà lãnh đạo được mọi người yêu mến và tín nhiệm, mỗi cá nhân cần đặt mục tiêu của tổ chức lên hàng đầu trong khi thực hiện một dự án hay hoạt động nào đó. Trong nhiều trường hợp, đôi khi mục tiêu của tổ chức đối lập với lợi ích của cá nhân nhà lãnh đạo, lúc đó nhà lãnh đạo cần phải xem xét kỹ lưỡng các quyết định và hành động của mình để đảm bảo rằng chúng không ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức.

Nhà lãnh đạo cần trang bị những kỹ năng cần thiết

Nhà lãnh đạo phải là tấm gương sáng để nhân viên noi theo, họ phải gây dựng lòng tin và thiện cảm của cấp dưới bằng kinh nghiệm và những kỹ năng xuất sắc. Chính vì vậy, trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết là rất quan trọng, bao gồm:

  • Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo là khả năng truyền đạt tầm nhìn và mục tiêu của mình cho nhân viên, đồng thời tạo động lực và khuyến khích họ làm việc.

  • Kỹ năng ra quyết định: Kỹ năng ra quyết định là khả năng xác định và đánh giá các lựa chọn có sẵn, sau đó đưa ra lựa chọn tốt nhất cho một tình huống cụ thể.

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là khả năng giao tiếp hiệu quả với nhân viên, đồng nghiệp và khách hàng.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xác định và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.

  • Kỹ năng tổ chức: Kỹ năng tổ chức là khả năng sắp xếp công việc và thời gian một cách hợp lý.

  • Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng sử dụng thời gian một cách hiệu quả để hoàn thành công việc.

  • Kỹ năng quan sát: Kỹ năng quan sát là khả năng chú ý đến chi tiết và nhận ra những thay đổi.

Ngoài những kỹ năng trên, một nhà lãnh đạo giỏi cũng cần có những phẩm chất đạo đức tốt như:

  • Trung thực: Luôn nói đúng sự thật và giữ lời hứa.

  • Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về hành động của mình và của nhân viên.

  • Công bằng: Đối xử với tất cả nhân viên một cách bình đẳng.

  • Lòng trắc ẩn: Có lòng trắc ẩn sẽ thấu hiểu và đồng cảm với nhân viên của mình.

Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm có ý nghĩa và vai trò khác nhau trong một tổ chức. Dưới đây là bảng phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý:

So sánh Lãnh đạo Quản lý
Tính chất Đổi mới, làm mọi cách để phát triển tổ chức
Tập trung vào con người, tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên
Điều hành, duy trì doanh nghiệp hoạt động
Tập trung vào hệ thống cấu trúc của tổ chức
Tầm nhìn Tầm nhìn xa trông rộng, vạch ra lộ trình để tổ chức phát triển và đạt được mục tiêu Tầm nhìn ngắn hạn, thực thi nhiệm vụ để thoả mãn yêu cầu của tổ chức
Trả lời cho câu hỏi Cái gì và Tại sao? Như thế nào và khi nào?
Phong cách Là người khơi nguồn
Thách thức hiện trạng
Là người làm theo
Chấp nhận hiện trạng
Vai trò Làm việc đúng Làm đúng việc

Lãnh đạo không được sinh ra, mỗi người học được cách lãnh đạo theo thời gian. Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, mỗi hình thức đều có thế mạnh và ưu nhược điểm riêng. Một nhà lãnh đạo xuất sắc biết truyền cảm hứng và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên hướng đến mục tiêu chung của tổ chức

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo