09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Khái niệm Leader & Leadership? Những yếu tố mà Leader cần có

Leader và leadership là hai khái niệm quan trọng trong quản lý và lãnh đạo. Leader không chỉ đơn thuần là người đứng đầu một tổ chức hay nhóm, mà còn là người có khả năng tạo ra sự tương tác tích cực, thúc đẩy đội nhóm đạt được mục tiêu chung. Leadership là quá trình và kỹ năng để ảnh hưởng, hướng dẫn và truyền cảm hứng cho người khác để họ làm việc cùng bạn theo hướng mục tiêu đã đề ra.

Leader là gì?

Leader được hiểu là trưởng nhóm, người chỉ huy, lãnh đạo một đội nhóm, tập thể, tổ chức để kiểm soát hoạt động của tập thể đó. Leader là người chịu trách nhiệm xác lập phương hướng, xây dựng kế hoạch cụ thể, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt công việc.

Công việc của Leader thường là phân bổ công việc, đào tạo kỹ năng và giám sát, đánh giá hiệu suất của mỗi thành viên. Vì leader là người đứng đầu nên họ luôn phải chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ cấu tổ chức của đội nhóm, tập thể đó.

Người Leader có thể là các Giám đốc, Trưởng phòng, Quản lý, Trưởng nhóm, Quản đốc, Đội trưởng,… tùy theo mô hình cơ cấu và chức năng nhiệm vụ phụ trách của mỗi vị trí. 

Leadership là gì?

Leadership nghĩa là khả năng lãnh đạo hay năng lực lãnh đạo của leader, bản chất thực sự của kỹ năng này là tạo nên một tập thể kết nối, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Đây là quá trình mà leader phải chứng minh khả năng để được công nhận năng lực cùng sự tín nhiệm của các thành viên trong nhóm.

Kỹ năng leadership được thể hiện qua cách cư xử, cách nhìn người, khả năng dẫn dắt, kiến thức và kỹ năng quản lý của leader. Nhiều người thường nhầm lẫn leadership là được sai khiến, chỉ bảo người khác. Tuy nhiên trên thực tế, đây là kỹ năng giúp truyền cảm hứng và kích hoạt năng lượng làm việc cho tập thể.

Tầm quan trọng của Leader trong tổ chức

Leader đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Một Leader có khả năng định hình tầm nhìn, mục tiêu và phương hướng tổng thể cho đội nhóm, tổ chức, truyền cảm hứng cho các thành viên hướng tới mục tiêu đó.

Tầm quan trọng của Leader còn được thể hiện qua việc giải quyết những thách thức và trở ngại, đồng thời đưa ra những quyết định cần thiết để đảm bảo sự vận hành trơn tru của tổ chức.

Sau khi đã thống nhất các phương án triển khai với ban lãnh đạo, Leader cần truyền đạt kế hoạch một cách rõ ràng cho cấp dưới của mình. Đồng thời, họ còn đóng vai trò là người hướng dẫn, đào tạo các thành viên thực hiện công việc một cách hiệu quả. 

Nhờ đó có thể xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên. Nếu leader không có tố chất để thực hiện những vai trò này, việc kiểm soát hoạt động, hiệu quả của tổ chức sẽ trở nên khó khăn. Có thể nói rằng, leader sẽ là người góp một phần quan trọng vào sự thành công của tổ chức.

Tố chất nền tảng của một Leader

Tố chất nền tảng của Leader bao gồm các đặc điểm cá nhân, kỹ năng và giá trị cốt lõi.

Sự tôn trọng và tính công bằng

Một lãnh đạo xuất sắc phải tôn trọng và công bằng đối xử với tất cả các thành viên trong tổ chức. Họ không ưa sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tôn giáo, nguồn gốc, hoặc vị trí công việc.

Khả năng điều hành

Khả năng điều hành là một khía cạnh quan trọng của lãnh đạo, gồm việc phân chia công việc, lập kế hoạch, quản lý nguồn lực và điều hành người khác để đạt được mục tiêu. Leader cần biết cách tối ưu hóa quy trình làm việc, theo dõi tiến độ, và xử lý vấn đề hiệu quả để đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả và linh hoạt trong môi trường kinh doanh biến đổi.

Có tầm nhìn

Một leader cần phải là người có tầm nhìn và thấy được bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, kỹ năng phân tích và dự đoán những tình huống có thể xảy ra để đưa ra những phương án rõ ràng và tối ưu nhất.

Bằng cách kết hợp điểm mạnh của các thành viên trong nhóm, leader sẽ truyền cảm hứng cho họ hành động. Nhờ đó mà nhóm mới cố gắng nỗ lực cùng nhau để hướng tới mục tiêu chung, có như vậy leader mới thực sự được tin tưởng.

Có mục tiêu rõ ràng, thống nhất

Mục tiêu rõ ràng, thống nhất giúp các thành viên hướng đến một điểm nhìn chung, tạo nên một khối thống nhất trong quá trình vận hành. Bên cạnh đó, Leader cũng nên dành thời gian tìm hiểu về mục tiêu của mỗi cá nhân nhằm giúp mọi người cảm thấy có giá trị hơn, được kết nối với sứ mệnh lớn hơn trong công ty.

>> Tham khảo: Mục tiêu SMART là gì? Nguyên tắc và cách đặt mục tiêu SMART

Tính tự tôn

Tự tôn là tố chất quan trọng của một lãnh đạo xuất sắc, giúp leader tin tưởng vào khả năng của bản thân và luôn sẵn sàng đối mặt với áp lực, không chỉ giúp họ đưa ra quyết định mạnh mẽ mà còn truyền cảm hứng cho đội nhóm trong các tình huống khó khăn.

Tính quyết đoán

Khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và tự tin giúp nhà lãnh đạo có thể giải quyết vấn đề, dẫn dắt tổ chức vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu. 

Tính quyết đoán không có nghĩa là bốc đồng, mà là khả năng đưa ra quyết định dựa trên sự hiểu biết và đánh giá thấu đáo về vấn đề. Nhà lãnh đạo quyết đoán cần có kiến thức và sự tự tin trong lĩnh vực của mình. Leader cũng cần có khả năng phân tích tình hình, đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định tốt nhất cho tổ chức.

Tính quyết đoán giúp Leader:

  • Giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
  • Dẫn dắt tổ chức vượt qua khó khăn.
  • Tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên.
  • Tạo dựng uy tín và sự tôn trọng trong mắt nhân viên và đối tác.

Khả năng kiên nhẫn và sức chịu đựng

Với vai trò là Leader, cần có khả năng kiên nhẫn trong việc đối phó với khó khăn và không ngừng chịu đựng trong quá trình đối mặt với thách thức. Sự kiên nhẫn và sức chịu đựng này giúp người Leader vượt qua khó khăn và tìm ra giải pháp trong những tình huống khó khăn.

Tham khảo:   15+ Kỹ năng văn phòng mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm

Tạo động lực

Leader luôn cần tự tạo động lực và trở thành nguồn cảm hứng cho các thành viên trong nhóm. Một tầm nhìn đầy cảm hứng sẽ thuyết phục mọi người cùng làm việc chăm chỉ và nỗ lực nhiều hơn trách nhiệm của họ. Do đó, biết cách tạo động lực cũng sẽ giúp đội nhóm hoàn thành công việc với năng suất tốt hơn.

Biết giao việc

Con cá thì không thể leo cây, do đó mà một leader cần nắm rõ năng lực của các thành viên trong nhóm để giao việc đúng người, đúng thời điểm. Tránh giao việc sai người vừa làm giảm hiệu suất, vừa dễ tạo áp lực cho nhân viên và ảnh hưởng đến tiến độ chung của tập thể.

Leader giỏi là người biết khai thác thế mạnh của các cá nhân, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho họ phát huy năng lực một cách tối ưu nhất thông qua những công việc được phân bổ.

>> Tham khảo: Khóa học kỹ năng giao việc hiệu quả

Hỗ trợ các thành viên

Hãy sẵn lòng hỗ trợ các thành viên trong nhóm một cách nhiệt huyết và hiệu quả. Đôi khi họ sẽ gặp khó khăn trong công việc, lúc đó họ cần người đảm nhận vị trí leader đứng ra giúp đỡ hoặc cùng họ giải quyết vấn đề.

Tố chất này giúp leader tạo được ấn tượng tốt và làm các thành viên thấy nể trọng hơn, từ đó mà tận tâm hơn với công việc họ được giao phó.

Quan sát, đánh giá và khen thưởng

Việc quan sát, đánh giá và khen thưởng là một cách để leader công nhận sự nỗ lực của các thành viên. Điều này là rất cần thiết để khích lệ tinh thần làm việc của tập thể.

Việc này đòi hỏi leader phải có những quan sát chặt chẽ để có cái nhìn công tâm và khách quan nhất. Tránh thiên vị cho bất kỳ một cá nhân nào gây chia rẽ tập thể.

Đồng thời, có khen thưởng thì cũng nên có những mức phạt thích đáng, nhằm hình thành nên một đội nhóm có tổ chức và tính kỷ luật cao.

Leader cần hỗ trợ các thành viên trong nhóm một cách nhiệt tình và hiệu quả

Các kỹ năng Leader xuất sắc cần có

Ngoài những kỹ năng mềm mà một leader cần có dưới đây, mỗi người cũng cần phát triển thêm các kỹ năng của bản thân theo nhu cầu của mỗi nhóm và tổ chức mà mình đang làm việc.

Kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng lập kế hoạch là yêu cầu đầu tiên cần có của một leader. Việc lập một bảng kế hoạch làm việc cụ thể sẽ dễ dàng tạo ra sự phối hợp đồng bộ và trơn tru hơn trong một tổ chức. Thông qua bảng kế hoạch, các thành viên trong nhóm có thể nắm bắt được trọng tâm công việc rõ ràng hơn.

Kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe

Để giúp nhân viên nhanh chóng nắm rõ được những việc cần làm, leader phải có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin hoặc kỳ vọng của mình một cách rõ ràng. Những từ ngữ phải thuyết phục và tạo lòng tin để thúc đẩy họ làm theo.

Đồng thời, luôn biết lắng nghe những ý kiến, vấn đề của các thành viên để gắn kết hơn với họ. Nhờ đó, leader sẽ nhận được nhiều hơn sự tín nhiệm và yêu mến hơn.

Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng ra quyết định là một thử thách đối với các leader. Khi đối diện với các quyết định khó khăn, leader cần đưa ra những lựa chọn một cách quyết đoán nhất. Lựa chọn ấy phải tối ưu để không làm ảnh hưởng đến tập thể.

Để làm được điều này, leader cần thu thập nhiều thông tin để có đánh giá khách quan về ưu nhược điểm của mỗi phương án. Nếu chưa tự tin thì nên xin ý kiến của cấp trên và thảo luận lại với các thành viên. Kết quả có thế nào thì leader cũng nên chịu trách nhiệm và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Kỹ năng quản trị nhân sự, lãnh đạo đội nhóm là điều rất quan trọng để leader hiểu được tâm lý đội ngũ mà mình quản lý, đảm bảo rằng các thành viên đã trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết.

Việc tạo ra các hoạt động teamwork có thành viên mới và cũ giúp mọi người hiểu nhau hơn để cùng nhau phấn đấu. Thành viên cũ hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm dày dặn của mình, còn thành viên mới có thể có những ý tưởng sáng tạo mới lạ góp ý cho công việc. 

Phẩm chất cần thiết của một Leader giỏi

Thấu hiểu, đồng cảm

Leader giỏi là người biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của các thành viên trong quá trình làm việc. Qua đó mới tạo nên một tập thể đoàn kết, giúp công việc đạt hiệu suất tốt hơn.

Sự tự tin

Một leader tự tin mới tạo dựng được lòng tin của các thành viên trong nhóm. Sự tự tin giúp họ giải quyết vấn đề một cách chắc chắn, quản lý các mối quan hệ một cách tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, tự tin quá cao cũng sẽ khiến một leader quá tự trọng hoặc không sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm. Một leader xuất sắc là người biết cân bằng giữa sự tự tin và tính trung thực với những người xung quanh.

Trách nhiệm

Leader là người biết đứng ra chịu mọi trách nhiệm liên quan của đội nhóm. Do đó, khi có vấn đề xảy ra, đừng đổ lỗi cho các cá nhân khác mà hãy đánh giá lại hướng đi, cách quản lý của mình cũng như thừa nhận sai sót và rút ra bài học cho bản thân.

Ở cương vị leader, hãy cố gắng giải quyết các vấn đề phát sinh càng sớm càng tốt, cùng bàn bạc và lắng nghe ý kiến của các thành viên. Khi đã thống nhất thì các vấn đề đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Liêm chính, trung thực

Trung thực, liêm chính là những phẩm chất quan trọng và bắt buộc cần phải có ở những người lãnh đạo nói chung. Điều này giúp tạo ra giá trị riêng cho bản thân, đồng thời làm gương cho các thành viên trong nhóm.

Làm chủ cảm xúc

Là người mang trên vai nhiều trọng trách, sẽ có những lúc leader bị áp lực, stress. Khi đó, họ cần làm chủ cảm xúc và cân bằng lại cuộc sống của mình, bởi leader là tấm gương để các thành viên trong nhóm phấn đấu noi theo.

Tham khảo:   CÁC MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO

Tuyệt đối không được để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc, thành viên trong nhóm. Đồng thời cần nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng khách quan, tích cực.

Một số câu hỏi thường gặp về Leader

Leader có khác với Manager không?

Hiện nay, khi nhiệm vụ, vai trò chồng chéo gây ra những khó khăn trong công tác vận hành của tổ chức, thì việc phân biệt Leader và Manager cũng thường bị nhầm lẫn.

Cả Leader và Manager đều đóng vai trò quan trọng và hỗ trợ nhau, nhưng mỗi vị trí lại đòi hỏi các kỹ năng và khả năng khác nhau.

Yếu tố so sánh

Leader

Manager

Chức năng

Lập ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho các thành viên.
Công việc của các leader là tạo động cơ hoạt động cho mọi người

Chịu trách nhiệm về khía cạnh quan trọng của dự án, công việc.
Công việc của manager là xây dựng kế hoạch, tổ chức và điều phối.

Nhiệm vụ

Thách thức hiện trạng

Duy trì hoặc cố gắng đạt được hiện trạng

Vai trò trong tổ chức

Hướng dẫn, đào tạo mọi người trở thành một phiên bản tốt hơn của chính họ

Chỉ đạo mọi người đạt được mục tiêu của công ty

Đối tượng

Quan tâm đến vấn đề con người

Chú trọng tới hệ thống, cấu trúc

Mục tiêu

Xây dựng mối quan hệ, chiến lược dài hạn

Mục tiêu ngắn hạn

Quá trình

Trả lời cho câu hỏi Cái gì? Tại sao?

Trả lời cho câu hỏi Làm như thế nào? Khi nào?

 

Những phong cách lãnh đạo nào tốt nhất cho Leader?

Có nhiều loại phong cách lãnh đạo khác nhau, không có phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất. Mỗi phong cách có đặc điểm riêng biệt và thích hợp cho các tình huống và môi trường công việc khác nhau.

Những phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho Leader tham khảo:

Phong cách lãnh đạo độc đoán (Autocratic Leadership)

  • Người lãnh đạo ra quyết định mà không tham khảo ý kiến của người khác.
  • Thường được sử dụng trong tình huống khẩn cấp hoặc khi cần sự kiểm soát chặt chẽ.

Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership)

  • Người lãnh đạo thúc đẩy sự tham gia của đội nhóm trong quá trình ra quyết định.
  • Quyết định được đưa ra sau khi thu thập ý kiến và đề xuất từ tất cả các thành viên.

Lãnh đạo ủy quyền (Delegative Leadership)

  • Người lãnh đạo ủy quyền quyết định cho các thành viên trong đội nhóm.
  • Thường được sử dụng khi đội nhóm có kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự quản lý.

Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện (Coaching Leadership)

  • Người lãnh đạo tập trung vào phát triển và hỗ trợ cá nhân trong đội nhóm.
  • Leader tạo điều kiện cho sự học hỏi và phát triển cá nhân.

Lãnh đạo theo phong cách chuyển đổi (Transformational Leadership)

  • Người lãnh đạo tạo động lực và thay đổi trong đội nhóm qua việc tạo tầm nhìn và cam kết.
  • Thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, và phát triển cá nhân.

Phong cách lãnh đạo giao dịch (Transactional Leadership)

  • Người lãnh đạo tập trung vào thiết lập quy tắc, hệ thống thưởng phạt và việc theo dõi hiệu suất.
  • Quản lý dựa trên sự thỏa thuận và hợp đồng.

Lãnh đạo theo phong cách quan liêu (Laissez-Faire Leadership)

  • Người lãnh đạo cho phép đội nhóm tự quản lý và ra quyết định mà không can thiệp nhiều.
  • Thích hợp cho đội nhóm có thành viên tự quản lý và kỹ năng cao.

Phong cách lãnh đạo phục vụ (Servant Leadership)

  • Người lãnh đạo tập trung vào việc phục vụ và hỗ trợ các thành viên trong đội nhóm.
  • Đặt nhu cầu của người khác lên trên và thúc đẩy sự phát triển cá nhân của họ.

Lãnh đạo theo tình huống (Situation Leadership)

  • Người lãnh đạo điều chỉnh phong cách lãnh đạo dựa trên tình huống cụ thể và đặc điểm của đội nhóm.
  • Thích hợp cho việc đảm bảo lãnh đạo phù hợp với môi trường cụ thể.

Mỗi phong cách lãnh đạo có ưu điểm và hạn chế riêng, và người lãnh đạo thường sử dụng một kết hợp các phong cách khác nhau tùy theo tình huống để đạt được mục tiêu tổ chức.

Leader làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt với đội nhóm?

Xây dựng mối quan hệ tốt với đội nhóm là một phần quan trọng của vai trò lãnh đạo. Tham khảo một số cách mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng để xây dựng mối quan hệ tích cực và đáng tin cậy với đội nhóm:

  • Lắng nghe chân thành: Leader nên lắng nghe một cách chân thành ý kiến, ý tưởng và phản hồi từ các thành viên trong đội nhóm, giúp thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của họ.

  • Tạo môi trường mở cửa: Tạo điều kiện để thành viên đội nhóm cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý kiến và ý tưởng của các thành viên. Khuyến khích sự tham gia và thể hiện tính cởi mở trong giao tiếp.

  • Làm việc gắn kết: Hãy tham gia vào các hoạt động và dự án cùng với thành viên nhóm, thể hiện sự cam kết và sự đồng cảm với công việc của họ.

  • Tạo sự tin tưởng: Duy trì tính minh bạch và đáng tin cậy. Hãy tuân thủ các cam kết và hứa hẹn của bạn và giữ gìn uy tín.

  • Khuyến khích phát triển cá nhân: Hãy hỗ trợ thành viên trong việc phát triển kỹ năng và nâng cao khả năng của họ. Điều này giúp họ cảm thấy được đánh giá cao và phát triển trong vai trò của họ.

  • Tạo động lực: Tạo sự động viên và động lực bằng cách thúc đẩy mục tiêu và tầm nhìn chung. Hãy nêu rõ tầm quan trọng của công việc của họ đối với mục tiêu tổ chức.

  • Giải quyết xung đột một cách xây dựng: Hãy hỗ trợ trong việc giải quyết xung đột và xây dựng sự hòa thuận, là cách để thể hiện sự quan tâm đến sự hài lòng của đội nhóm.

  • Tôn trọng đa dạng: Hiểu và tôn trọng sự đa dạng trong đội nhóm, bao gồm sự khác biệt về kiến thức, kỹ năng và quan điểm.

  • Thể hiện sự cống hiến: Leader nên thể hiện sự cống hiến đối với mục tiêu chung và sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu đó.

  • Tạo sự trong sáng và công bằng: Đảm bảo sự công bằng trong quyết định và phân phối nguồn lực, tài nguyên. Tránh ưu tiên cá nhân và đối xử không công bằng.

  • Giữ liên lạc thường xuyên: Duy trì một luồng thông tin liên tục giữa Leader và thành viên nhóm. Cung cấp phản hồi thường xuyên và giải đáp mọi thắc mắc.

  • Chia sẻ tầm nhìn: Chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức để giúp đội nhóm hiểu rõ hướng đi và đóng góp vào việc đạt được chúng.

Tham khảo:   Kỹ năng lãnh đạo là gì? 12 Kỹ năng nhà lãnh đạo hiện đại

Xây dựng mối quan hệ tốt với đội nhóm không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự hợp tác và đạt được kết quả tốt hơn trong tổ chức.

Những khái niệm khác về Leader

Team leader là gì?

Team leader là người chỉ huy, quản lý trực tiếp một đội nhóm. Nhiệm vụ của team leader là đặt ra những mục tiêu, xây dựng kế hoạch, triển khai, giám sát, đo lường và đánh giá hiệu suất. Bên cạnh đó, team leader cũng có trách nhiệm gắn kết các thành viên trong nhóm thành một tập thể thống nhất, hướng đến mục tiêu chung.

Team leader có vai trò quan trọng trong việc:

  • Lập kế hoạch và tổ chức công việc
  • Dẫn dắt và truyền cảm hứng cho các thành viên trong team
  • Giám sát và đánh giá hiệu quả công việc
  • Xây dựng và phát triển đội ngũ

Co-leader là gì?

Co-leader có nghĩa là đồng lãnh đạo, là người có chung trách nhiệm lãnh đạo với người khác. Để làm việc hiệu quả, các co-leader cần làm việc chung và thống nhất ý kiến, cùng nhau hướng dẫn một nhóm hay một tổ chức hướng tới mục tiêu chung.

Co-leader được xem là một vị trí đòi hỏi mức độ tin cậy, hợp tác và giao tiếp hòa hợp giữa hai nhà lãnh đạo. Nếu được thực hiện hiệu quả, nó có thể giúp tăng năng suất và tiềm năng thành công lớn hơn.

Sub leader là gì?

Sub leader là thuật ngữ chỉ đội phó, phó phòng,… Vị trí này thấp hơn so với leader nhưng cao hơn các thành viên khác trong tập thể. Sub leader thường hỗ trợ leader trong các hoạt động quản lý, điều hành và kiểm soát chất lượng làm việc của các nhân viên dưới quyền. Chịu trách nhiệm chính vẫn là leader nhưng khối lượng công việc sẽ được sub leader chia sẻ bớt.

Sub leader là những người có năng lực và kinh nghiệm, được leader tin tưởng và giao phó nhiệm vụ quan trọng. Sub leader có vai trò quan trọng trong việc giúp leader phát triển và lãnh đạo đội ngũ.

Shift Leader là gì?

Shiff leader thường là những thuật ngữ dùng trong các nhà hàng, khách sạn, chỉ những vị trí trưởng ca, tổ trưởng. Đây là những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành một nhóm nhân viên trong một khung thời gian nhất định, ví như như chấm công, hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại… 

Sự khác biệt giữa leader và shift leader là:

  • Cấp bậc: Leader là vị trí cao hơn shift leader, thường là quản lý cấp cao, giám đốc,…
  • Quyền hạn và trách nhiệm: Leader có quyền hạn và trách nhiệm cao hơn shift leader, bao gồm cả trách nhiệm của shift leader.
  • Kỹ năng và tố chất: Leader cần có các kỹ năng và tố chất cao hơn shift leader, bao gồm các kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược,…

Ví dụ: Trong một nhà hàng, shift leader có thể là trưởng ca phục vụ, trưởng ca bếp, trưởng ca lễ tân,… Leader có thể là giám đốc nhà hàng, quản lý nhà hàng,…

Technical Leader là gì?

Technical Leader là trưởng một nhóm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thông tin. Trách nhiệm điều hành và hướng dẫn các thành viên trong nhóm để đạt được các mục tiêu kỹ thuật và công nghệ của dự án.

Với vai trò lãnh đạo, Technical Leader thường có nhiệm vụ chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định kỹ thuật, thiết kế hệ thống, và xác định phương pháp làm việc hiệu quả. Họ phải có kiến thức chuyên sâu về công nghệ, quy trình phát triển phần mềm, và các nguyên tắc quản lý dự án.

Ngoài ra, Technical Leader còn phải có khả năng lãnh đạo và giao tiếp tốt để tương tác với các thành viên trong nhóm. Họ cần thể hiện khả năng tổ chức, phân công công việc và giám sát tiến độ, đồng thời khuyến khích và hỗ trợ các thành viên trong việc phát triển kỹ năng và hoàn thành công việc của mình.

Vai trò của một Technical Leader có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức và dự án cụ thể, nhưng chủ yếu là đảm bảo rằng công nghệ và quy trình được triển khai một cách hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn.

Một tổ chức hiệu quả luôn cần leader, một leader đam mê công việc và có thể truyền nhiệt huyết của mình cho các thành viên, giúp họ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi cũng là người biết học hỏi từ những sai lầm của bản thân.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo