09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Phong cách lãnh đạo độc đoán: Đặc điểm, ưu và nhược điểm

Áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ tạo ra hệ thống phân cấp giữa nhà lãnh đạo và cấp dưới, theo đó nhà lãnh đạo đóng vai trò quyết định và kiểm soát hoàn toàn các quy trình.

Phong cách này thường được áp dụng khi nhà lãnh đạo đảm bảo không có hoặc rất ít sai sót trong quá trình thực hiện, hoặc những tình huống đòi hỏi phải đưa ra quyết định khẩn cấp.

Độc đoán là gì?

Độc đoán là hành vi hoặc tư tưởng của những người không chấp nhận hoặc không tôn trọng quan điểm hay suy nghĩ của người khác, đồng thời cố tình ép buộc hay áp đặt quan điểm hoặc ý kiến của mình lên người khác mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng hoặc lập luận hợp lý. Hành vi, tư tưởng độc đoán cần hạn chế vì có thể dẫn đến mâu thuẫn, gây rối và gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa các cá nhân hoặc cộng đồng.

Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?

Phong cách lãnh đạo độc đoán (Autocratic leadership) là phong cách mà nhà lãnh đạo sẽ nắm giữ hầu hết các quyền kiểm soát, tức là họ không lấy ý kiến từ các thành viên khác trong nhóm khi đưa ra quyết định. Tất cả mọi hoạt động, phương pháp, quy trình đều do nhà lãnh đạo độc đoán và chỉ họ mới có quyền quyết định.

Về bản chất, phong cách lãnh đạo độc đoán (hay còn gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền) hoàn toàn đối lập với phong cách lãnh đạo dân chủ.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán

Elon Musk – Người sáng lập và điều hành của nhiều những thương hiệu nổi tiếng như: PayPal, Tesla, SMasterskillsX và gần đây nhất là trở thành ông chủ mới của mạng xã hội Twitter. Ông nổi tiếng với phong cách lãnh đạo độc đoán tại nơi làm việc, sự khắt khe của ông đôi khi làm nhiều nhân viên cảm thấy áp lực. Tuy nhiên, cũng chính phong cách ấy giúp ông một tay thay đổi một số ngành công nghiệp về không gian, năng lượng và giao thông vận tải.

“Trong một bài phỏng vấn với Wall Street Journal vào năm 2015, ông từng miêu tả mình là một “nano-manager” (người quản lý luôn chú ý đến tiểu tiết và yêu cầu sự hoàn hảo).

“Ông ấy luôn đặt ra những thách thức và buộc người khác phải làm những điều mà họ vốn cho là không thể. Cuối cùng, kết quả đạt được lại rất tuyệt vời”, một kỹ sư phần mềm của Tesla chia sẻ với Business Insider.

Tuy nhiên, một cựu nhân viên khác tại Tesla lại cho rằng phong cách quản lý khắt khe của Elon Musk chỉ làm tốn tiền và thời gian của công ty, theo CNBC.

Kiểu lãnh đạo độc đoán này của CEO Tesla càng thể hiện rõ khi ông chia sẻ với New York Times vào năm rằng ông không muốn giao phó trách nhiệm của mình cho người khác vì vẫn chưa tìm được ai phù hợp.

Musk cũng từng nhấn mạnh về triết lý quản lý của mình với nhân viên Tesla trong một email . Ông viết đáng lẽ ra công ty chỉ nên có những buổi họp ngắn hơn với ít nhân viên hơn và những người không có đóng góp gì thì nên mau chóng rời khỏi.

“Nếu không tạo lập được giá trị gì thì tốt nhất bạn nên rời khỏi phòng họp hoặc cuộc gọi ấy đi. Rời đi không có nghĩa là bạn bất lịch sự. Bạn chỉ trở thành người bất lịch sự khi cứ ở lì đấy và làm tốn thời gian của người khác”, Musk khẳng định.” Nguồn: Zing News

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán được đặc trưng bởi những điều sau đây:

Tự tin, quyết đoán

Nhà lãnh đạo độc đoán có phong thái tự tin và luôn tin tưởng vào những quyết định của bản thân. Họ linh hoạt trong việc tự mình đưa ra quyết định, không cần phụ thuộc vào bất cứ ai, đặc biệt là trong các tình huống khủng hoảng.

Tham khảo:   Chân dung mới của nhà quản trị nhân sự

Ví dụ, khi thế giới bất ngờ bị đại dịch Covid tấn công, mọi tổ chức đều cần nhà lãnh đạo nhanh nhạy và đưa ra những quyết định có tính đến trường hợp rủi ro, thay vì chờ đợi hay phụ thuộc vào người khác. Các quyết định đúng đắn có tính toán giúp tổ chức trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, sự tự tin thái quá có thể cản trở năng suất của các cá nhân, ảnh hưởng tiêu cực tới văn hóa doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của một tổ chức. Đặc biệt là ngày nay, khi môi trường làm việc là thế hệ trẻ năng động, thích đóng góp ý tưởng sáng tạo, thì một môi trường lãnh đạo độc đoán sẽ khiến họ ngột ngạt và dễ chọn cách rời đi.

Đưa ra hầu hết các quyết định

Nhà lãnh đạo độc đoán đưa ra hầu hết các quyết định, rất ít khi nhân viên được phản hồi hoặc đóng góp ý kiến. Điều này có thể giúp các quyết định được đưa ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, tuy nhiên chắc chắn sẽ không thúc đẩy tinh thần đồng đội của nhóm.

Khi nhân viên cảm thấy không được tin tưởng giao cho các quyết định hoặc nhiệm vụ quan trọng, họ sẽ đặt câu hỏi về giá trị mà mình mang lại cho công ty. Do đó, phương pháp này rất dễ khiến tinh thần nhân viên xuống cấp và muốn bỏ việc, nhất là nhân viên mới.

Môi trường có cấu trúc cứng nhắc

Cấu trúc tổ chức chặt chẽ là điều thiết yếu phải có trong bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên với phong cách lãnh đạo độc đoán, môi trường lại có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt đến mức cứng nhắc. Điều này gây áp lực nhưng cũng có thể là động lực thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Quy tắc và quy trình rõ ràng

Nhà lãnh đạo độc đoán có những quy tắc riêng và một quy trình làm việc rõ ràng, do đó có thể điều hướng mọi thứ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Tuy nhiên, sự sáng tạo và ý kiến đóng góp của các thành viên trong nhóm không được ghi nhận sẽ khiến nhà lãnh đạo bỏ qua những ý tưởng tuyệt vời.

Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Tùy thuộc vào mỗi tình huống khác nhau và cách thực hiện mà phong cách lãnh đạo độc đoán có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả cuối cùng của tổ chức.

Ưu điểm

Quyết định nhanh chóng, dứt khoát

Nếu phong cách lãnh đạo dân chủ có thể gây ra sự chậm trễ trong việc ra quyết định, thì các nhà lãnh đạo độc đoán lại dễ dàng phản ứng và hành động linh hoạt để đáp ứng kịp thời mọi tình huống.

Nhà lãnh đạo độc đoán có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và bắt đầu thực hiện mà không phải thảo luận hay đợi chờ những phản hồi từ các thành viên. Do đó, các tình huống khẩn cấp cần đưa ra quyết định nhanh chóng thì phong cách này rất phù hợp.

Chuỗi mệnh lệnh rõ ràng

Nhà lãnh đạo độc đoán thường thiết lập cấu trúc chặt chẽ, các quy tắc rõ ràng để hợp lý hóa quá trình liên lạc. Điều này giúp nhân viên biết phải làm gì và làm như thế nào, nhờ đó cải thiện hiệu suất của tổ chức và nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong công việc.

Quản lý khủng hoảng

Một nhà lãnh đạo độc đoán có thể ra lệnh, quyết định nhanh chóng và điều chỉnh các phương pháp tiếp cận mà không cần phải xem xét hay phụ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai khác. Điều này đặc biệt linh hoạt trong các tình huống khủng hoảng hoặc quyết định có tính áp lực cao.

Tham khảo:   LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP?

Nhà lãnh đạo độc đoán cũng chịu trách nhiệm về mọi kết quả, tập trung vào giải quyết vấn đề, đối mặt với mọi thách thức và có thể điều hướng các hệ thống phân cấp khi cần thiết.

Bù đắp sự thiếu kinh nghiệm hoặc lỗ hổng kỹ năng của các thành viên

Nếu phong cách lãnh đạo dân chủ cần những thành viên có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để đưa ra những đóng góp chất lượng, thì nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán có thể giúp một nhóm thiếu kinh nghiệm đạt được mục tiêu mà họ không thể thực hiện được một mình.

Bằng cách cung cấp các hướng dẫn, giám sát và phương hướng rõ ràng, nhà lãnh đạo độc đoán có thể tăng tốc thời gian hoàn thành mà không mắc phải những sai lầm do những thành viên còn thiếu kinh nghiệm.

Nhược điểm

Giảm tinh thần đồng đội 

Phong cách lãnh đạo độc đoán thường phớt lờ ý kiến của các thành viên trong nhóm. Điều này khiến họ mất hứng thú, giảm sút tinh thần đồng đội và sự tự mãn sẽ hình thành. Đặc biệt là những nhà lãnh đạo quá độc đoán có thể sẽ tạo ra cho nhân viên sự oán giận, lo lắng nhiều hơn về sự thất bại và không có động lực làm việc.

Ý tưởng bị giới hạn 

Nếu một nhóm chỉ dựa vào quan điểm của nhà lãnh đạo, họ có thể bỏ qua những ý tưởng sáng tạo hoặc cơ hội tốt hơn. Khi chi phối tất cả việc ra quyết định trong một nhóm, nhà lãnh đạo độc đoán thường có thể kìm hãm tổ chức của họ.

Kìm hãm sự phát triển của nhân viên

Mỗi nhóm có thể phát huy thế mạnh riêng của từng thành viên và sử dụng trong những tình huống khác nhau. Tuy nhiên, đối với phong cách lãnh đạo độc đoán, họ không khuyến khích sự sáng tạo hoặc phương án giải quyết vấn đề của nhân viên. Điều này gây cản trở mọi người phát triển các kỹ năng mới, kìm hãm họ khám phá thêm về năng lực của bản thân.

Một số câu hỏi thường gặp

Khi nào nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán?

Phong cách lãnh đạo độc đoán phù hợp với các tình huống cần đưa ra quyết định khẩn cấp hay áp dụng một quy trình rõ ràng, đảm bảo mọi người không gặp nguy hiểm. Ví dụ như trong quân đội, cảnh sát hay các dịch vụ cứu hỏa.

Phong cách này cũng có thể được sử dụng trong những tình huống mà nhóm là những thành viên thiếu kinh nghiệm hoặc tinh thần đồng đội của nhóm rất thấp. Ví dụ nếu một doanh nghiệp thuê nhiều nhân viên thiếu kinh nghiệm cùng một lúc, phong cách lãnh đạo độc đoán có thể giúp quy trình bắt đầu nhanh chóng và đảm bảo nhân viên được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.

Phong cách lãnh đạo độc đoán không phải lúc nào cũng tiêu cực. Tuy nhiên, giống như những phong cách lãnh đạo khác, nó phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo và một số yếu tố nhất định:

  • Mục tiêu của tổ chức
  • Tình huống đó có khẩn cấp không?
  • Mức độ khó khăn/căng thẳng của tình huống
  • Kỹ năng và kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm

Do đó, nên cân nhắc các yếu tố ở trên có phù hợp với phong cách lãnh đạo độc đoán hay không mới tiến hành áp dụng. Trong một số trường hợp, nhà lãnh đạo cũng cần linh hoạt giữa các phong cách với nhau để ứng phó với tình huống mà tổ chức đang gặp phải.

Tham khảo:   Đã có hơn 10% Nữ CFO trong danh sách S&P 500 công ty ở Mỹ

Kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo độc đoán phù hợp?

Giải quyết vấn đề

Nhà lãnh đạo độc đoán thường phải giải quyết những tình huống khẩn cấp và áp lực, do đó họ cần có trình độ chuyên môn cao và khả năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy.

Xử lý áp lực, kiểm soát cảm xúc

Gánh vác trọng trách của một tổ chức trên vai nên sức nặng của các quyết định không phải là điều dễ dàng với các nhà lãnh đạo. Do đó, họ phải là người chịu được áp lực cao, biết kiểm soát cảm xúc và luôn làm việc một tinh thần mạnh mẽ.

Nhất quán

Phong cách lãnh đạo không nhất quán có thể gây ra những nhầm lẫn và phản kháng của các thành viên. Do đó, luôn đảm bảo những chính sách, quy tắc và thủ tục, nhà lãnh đạo độc đoán có thể tạo dựng một môi trường làm việc an toàn và yên tĩnh hơn.

Chuyên môn

Nhà lãnh đạo phải có kiến ​​thức chuyên môn về công việc và tổ chức để đảm bảo rằng họ đang đi đúng hướng. Ngoài ra, nhà lãnh đạo độc đoán cũng không phải là chuyên gia trong tất cả mọi lĩnh vực, do đó họ luôn cần học tập và trau dồi kiến thức mỗi ngày để dẫn dắt tổ chức hoặc nhóm của mình.

Văn hóa làm việc tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc nổi tiếng với cấu trúc tổ chức cứng nhắc và cách tiếp cận từ trên xuống đối với các quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở những quốc gia này lại tăng trưởng với mức năng suất cao, tốc độ phát triển đáng kinh ngạc và lợi thế cạnh tranh lớn.

Do đó, phong cách lãnh đạo độc đoán không phải lúc nào cũng tiêu cực. Đặc biệt là trong những tình huống mà quyết định đưa ra yêu cầu phải nhanh chóng và ít sai sót. Nhiều nhà lãnh đạo độc đoán ngày nay là những cá nhân đam mê với công việc và có định hướng rõ ràng, luôn muốn tổ chức thành công.

>> Tham khảo: Các khóa học dành cho Lãnh đạo

  • Khóa học Kế toán dành cho Lãnh đạo

  • Khóa học Tài chính dành cho Lãnh đạo

  • Khóa học Chuyển đổi số dành cho Lãnh đạo

  • Khóa học Đọc hiểu Báo cáo tài chính

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo