23. Chứng khoán

Vay kí quĩ (Margin loan) là gì? Tỉ lệ kí quĩ là gì?

Hình minh họa. Nguồn: medium.com

Vay kí quĩ (Margin loan)

Khái niệm

Vay kí quĩ trong tiếng Anh là Margin loan.

Vay kí quĩ là việc nhà đầu tư mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng do công ty chứng khoán cấp. Nó được đảm bảo bằng một phần tiền ứng trước của người mua hoặc thế chấp bằng chính cổ phiếu được mua.

Tỉ lệ kí quĩ

Tỉ lệ kí quĩ ban đầu (Initial margin rate)

Tỉ lệ kí quĩ ban đầu là tỉ lệ giá trị tài sản thực có so với giá trị chứng khoán dự kiến mua được bằng lệnh giao dịch kí quĩ tính theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

Theo 87/QĐ-UBCK, tỉ lệ kí quĩ ban đầu do công ty chứng khoán qui định nhưng không thấp hơn 50%.

Ví dụ: Một chủ tài khoản muốn mua 1.000 cổ phiếu CTD, giá hiện tại 100 nghìn đồng/cổ phiếu, tỉ lệ kí quĩ ban đầu là 50%. Bỏ qua các yếu tố chi phí giao dịch, số tiền người mua phải kí quĩ ban đầu để mua được 1.000 cổ phiếu với giá 100 nghìn đồng/cổ phiếu là: 50% * 1.000 * 100 = 50.000 (nghìn đồng).

Tỉ lệ kí quĩ duy trì (Maintenance margin rate)

Để ngăn chặn tổn thất trong trường hợp giá cổ phiếu giảm mạnh, các công ty chứng khoán yêu cầu người mua kí quĩ luôn có số tiền tối thiểu. Mức tối thiểu này được gọi là yêu cầu kí quĩ duy trì.

Tỉ lệ kí quĩ duy trì là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có so với giá trị tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ.

Tham khảo:   Mệnh giá (Par value) là gì? Ý nghĩa của mệnh giá

Theo quyết định 87/QĐ-UBCK, tỉ lệ này do công ty chứng khoán qui định nhưng không thấp hơn 30%.

Nếu giá trị của vốn chủ sở hữu giảm dưới mức yêu cầu kí quĩ duy trì, người mua sẽ nhận được thông báo từ công ty chứng khoán yêu cầu nộp thêm tiền (được gọi là call margin). Nếu người mua không nộp thêm tiền kịp thời, công ty chứng khoán sẽ đóng vị thế (bán xử lí) để ngăn chặn tổn thất thêm và đảm bảo hoàn trả khoản vay kí quĩ.

Ví dụ về việc xác định giá cổ phiếu rơi vào mức xử lí

Một nhà đầu tư mua cổ phiếu BID với tỉ lệ kí quĩ ban đầu 50%, giá mua 42 nghìn đồng. Yêu cầu kí quĩ duy trì cho vị thế này là 30%. Câu hỏi đặt ra là dưới mức giá nào thì khoản vay của nhà đầu tư sẽ rơi vào mức xử lí?

Xét trên một cổ phiếu (bỏ qua các phí giao dịch, hoa hồng…):

Số tiền nhà đầu tư bỏ ra ban đầu là: 50% * 42 = 21 (nghìn đồng).

Vì tỉ lệ yêu cầu kí quĩ duy trì là 30% nên hợp đồng kí quĩ rơi vào tình trạng xử lí khi giá trị tài sản ròng (tính cho một cổ phiếu theo giá hiện tại) chia cho giá hiện tại nhỏ hơn 30%

Tham khảo:   Giao dịch kí quĩ (Margin trading) là gì? Phân loại

Hay (21 + P – 42)/P < 30% => P < 30 (nghìn đồng).

Như vậy, khi giá cổ phiếu nhỏ hơn 30 nghìn đồng thì tài khoản kí quĩ của nhà đầu tư sẽ rơi về mức xử lí.

Tỉ lệ đòn bẩy (Financial leverage hoặc Leverage)

Mua chứng khoán kí quĩ có thể làm tăng đáng kể các khoản lãi hoặc lỗ trên một mức vốn nhất định vì nhà đầu tư có thể mua nhiều chứng khoán hơn so với việc không vay.

Mối quan hệ giữa rủi ro và khoản vay được gọi là đòn bẩy tài chính (financial leverage), thường được gọi là đòn bẩy. Tỉ lệ đòn bẩy cho biết vị trí đòn bẩy có rủi ro cao hơn bao nhiêu so với việc không sử dụng đòn bẩy.

Tỉ lệ đòn bẩy tối đa (Maximum leverage) = 1/ Tỉ lệ yêu cầu kí quĩ ban đầu.

Ví dụ: Nếu tỉ lệ yêu cầu kí quĩ ban đầu là 40% thì tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 2,5 (= 1/40%). Nếu một cổ phiếu được mua với tỉ lệ kí quĩ 40% tăng 10%, người mua sẽ nhận được lợi nhuận 25% (2,5 × 10%). Nhưng nếu cổ phiếu giảm 10%, mức thua lỗ là 25% (trước lãi suất vay kí quĩ và trước khi trả hoa hồng).

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình CFA level I năm nay và Quyết định 87/QĐ-UBCK)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo