20. Kinh tế học

Vòng đời điểm du lịch (Tourism Area Life Cycle) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Amy Payne)

Vòng đời điểm du lịch

Khái niệm

Vòng đời điểm du lịch hay chu trình sống của điểm du lịch trong tiếng Anh gọi là: Tourism Area Life Cycle.

Vòng đời điểm du lịch là chu trình phát triển gồm 6 giai đoạn của điểm du lịch là thăm dò, tham gia, phát triển, hợp nhất, trì trệ và giai đoạn cuối. Theo Richard Butler (1980).

Quá trình đó diễn ra như sau:

1. Giai đoạn thăm dò

Trong giai đoạn này, mới chỉ có một số lượng nhỏ khách du lịch đến tham quan, du lịch do phát hiện thấy nơi đây có những thứ hấp dẫn đối với họ như thiên nhiên kì thú, văn hóa đặc sắc. 

Khách phải tự lo việc ăn ngủ như cắm trại, tự mang thức ăn theo, nhờ hay thuê người dân địa phương chỗ ăn, ở. Hoạt động của khách hầu như không có ý nghĩa kinh tế, xã hội đối với đời sống cư dân địa phương.

2. Giai đoạn tham gia

Trước nhu cầu của khách du lịch, một số cư dân đã nhanh nhạy và mạnh dạn tham gia vào hoạt động phục vụ khách du lịch như hướng dẫn, chuyên chở và phục vụ nhu cầu ăn nghỉ cho khách du lịch một cách tự phát. 

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết hay điều kiện của nguồn khách, hoạt động phục vụ khách trong thời kì này mang nặng tính thời vụ. 

Chính quyền địa phương đã thấy được vai trò của ngành du lịch nên đã bắt đầu quan tâm đầu tư để thu hút khách du lịch, đặc biệt là cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông đến điểm du lịch.

3. Giai đoạn phát triển

Điểm du lịch đã trở nên nổi tiếng gần xa. Vào mùa du lịch, lượng khách du lịch gia tăng đáng kể và có lúc số lượng khách đến có thể lớn hơn dân số địa phương. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa mới được phát hiện và nhanh chóng được đưa ra thị trường. 

Tham khảo:   Công bằng theo chiều dọc (Vertical Equity) trong nguyên tắc đánh thuế là gì?

Không chỉ địa phương mà cả các doanh nghiệp du lịch bên ngoài, các cơ quan tổ chức bên ngoài đã quảng cáo một cách vô tình hay hữu ý cho điểm du lịch. Hoạt động du lịch trở nên nhộn nhịp, không chỉ có người dân địa phương mà các thành phần bên ngoài cũng đến để tham gia vào hoạt động phục vụ khách du lịch. 

Chính quyền địa phương ngày càng mất khả năng kiểm soát hoạt động du lịch tại chính địa phương của mình. Nhằm mục đích thu hút khách du lịch, một số nhà đàu tư đã xây dựng, biến đổi môi trường truyền thống nên đã gây ra sự phản dối của một số nhóm cư dân địa phương.

4. Giai đoạn hợp nhất

Điểm du lịch đã trở nên quan thuộc trong thị trường, khách du lịch tuy không tăng hơn nhiều, song vẫn nhiều hơn số dân địa phương. Nền kinh tế địa phương đã chuyển hoàn toàn sang du lịch và lệ thuộc vào du lịch. 

Các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại và chuỗi ngày càng chiếm tỉ trọng lớn do quá trình thâu tóm của các doanh nghiệp du lịch lớn trong và ngoài nước. Nguồn lợi trục tiếp từ hoạt động du lịch đã chuyển dần vào tay các doanh nghiệp lớn. 

Một số nơi đã xảy ra hiện tượng cát cứ tài nguyên. Người dân địa phương mất dần quyền được sử dụng các tài nguyên tại chính nơi mình sính sống. Sự phản đối bất bình từ người dân địa phương đối với hoạt động du lịch gia tăng.

Tham khảo:   Phát triển nông nghiệp bền vững (Sustainable agricultural development) là gì?

5. Giai đoạn trì trệ

Khi số lượng khách du lịch đã đạt đến đỉnh cao nhất là lúc điểm du lịch bước vào giai đoạn trì trệ. Sức chứa đã đạt mức tối đa, thậm chí đã bị quá tải. Những vấn đề môi trường, xã hội và kinh tế đã trở nên gay gắt.

Các resort đã định hình và trở nên biệt lập với môi trường xung quanh, tách biệt với cuộc sống cộng đồng. các hoạt động vui chơi giải trí hiện đại gần như thay thế hoàn toàn những hoạt động thưởng ngoạn thiên nhiên và văn hóa trước đây. Mặc dù điểm đến có hình ảnh tốt, song không còn có tính nguyên bản ban đầu.

6. Giai đoạn cuối cùng của mô hình Butler

Có hai xu hướng có thể xảy ra là trẻ hóa hoặc suy thoái.

Butler cho rằng giai đoạn này có thể xảy ra năm kịch bản:

A: Cải tổ, thay đổi nhỏ dẫn đến tăng trưởng khiêm tốn;

B: Du lịch được ổn định bằng cách cắt giảm một số hoạt động phụ;

C: Tiếp tục vận hành như cũ nhưng không đầu tư dẫn đến suy giảm nhanh chóng;

D: Kịch bản trẻ hóa. Đây là kịch bản tái phát triển thành công đem lại sự tăng trưởng mới. Điểm du lịch tạo ra một sản phẩm mới, làm cho điểm du lịch “trẻ lại”.

E: Tình trạng phá sản diễn ra khi điểm đến gặp phải những biến cố bất ngờ, bất khả kháng như chiến tranh, dịch bệnh hoặc tai họa khác làm cho du lịch không thể phục hồi được.

Tham khảo:   Sự ràng buộc ngân sách (Budget Constraint) trong lí thuyết hành vi người tiêu dùng là gì?

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Địa lí Du lịch, Trần Đức Thanh, Trần Thị Mai Hoa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo