20. Kinh tế học

Xác suất thực nghiệm (Empirical Probability) là gì? Ưu điểm và nhược điểm

Xác suất thực nghiệm (Empirical Probability) là gì? Ưu điểm và nhược điểm  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Youtube.com

Xác suất thực nghiệm

Khái niệm

Xác suất thực nghiệm trong tiếng Anh là Empirical Probability.

Xác suất thực nghiệm sử dụng số lần xuất hiện của một kết quả trong tập hợp mẫu làm cơ sở để xác định xác suất của kết quả đó có thể xảy ra trong tương lai. 

Số lần một biến cố xảy ra trong số 100 lần thử nghiệm sẽ là xác suất thực nghiệm xảy ra biến cố đó trong tương lai. 

Xác suất thực nghiệm có quan hệ chặt chẽ với tần suất xuất hiện tương đối của một biến cố.   

Đặc điểm Xác suất thực nghiệm 

Để chứng minh hoặc bác bỏ một giả thuyết, bằng chứng thực nghiệm phải được thu thập để làm cơ sở cho các kết luận. 

Một nghiên cứu thực nghiệm sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu trong thực tế. Ví dụ như các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) trên thị trường chứng khoán. 

Công thức tính xác suất thực nghiệm là: 

Xác suất thực nghiệm = Số lần xảy ra một biến cố / Tổng số lần thử 

Ví dụ về Xác suất thực nghiệm     

Ví dụ 1: Một người ném một con xúc xắc ba lần và có kết quả tương ứng như sau. Xác định xác suất thực nghiệm để ném được mặt số 4. 

Tham khảo:   Đình công (Strike) là gì? Phân loại đình công

Lần thử           1          2          3 

Kết quả           2          5          1 

Xác suất thực nghiệm cho việc xuất hiện mặt số 4 là 0/3 = 0.       

Ví dụ 2: Một người tung một đồng xu ba lần và có kết quả tương ứng như sau. Xác định xác suất thực nghiệm để xuất hiện mặt ngửa. 

Lần thử             1                      2                      3 

Kết quả          Ngửa               Ngửa               Xấp 

Xác suất thực nghiệm cho việc xuất hiện mặt ngửa là 2/3 hay xấp xỉ 67%.     

Ví dụ 3: Trong đợt phát hành cổ phiếu công ty Z có 85% cổ phiếu của công ty được mua. Xác suất thực nghiệm của việc cổ phiếu công ty Z được mua ở đợt phát hành là 85%.       

Ưu điểm và nhược điểm của Xác suất thực nghiệm 

Ưu điểm chính của việc sử dụng xác suất thực nghiệm là giá trị của nó được tính từ các dữ liệu thực tế mà không phải từ dữ liệu giả định hay các giả thuyết. 

Tuy nhiên, xác suất thực nghiệm có hai nhược điểm lớn nhất là:       

Tham khảo:   Thuỷ lợi hoá nông nghiệp (Agricultural irrigation) là gì?

 – Kết luận rút ra từ nó có thể không chính xác. Sử dụng ví dụ 2 ở trên, ta có khả năng xuất hiện mặt ngửa khi tung đồng xu là 50% hay xác suất vô điều kiện của nó là 50%. 

Tuy nhiên, sau khi tung đồng xu ba lần, kết quả các lần ném cho xác suất thực nghiệm là ~67%. Nếu người này kết luận khả năng xuất hiện mặt ngửa khi tung một đồng xu một đồng xu là ~67% thì kết luận này không chính xác.      

 – Cỡ mẫu phải lớn. Cỡ mẫu nhỏ sẽ làm giảm độ chính xác của xác suất thực nghiệm. Do đó, xác suất thực nghiệm thường yêu cầu kích thước mẫu lớn để kết luận đúng hơn. 

Ví dụ một người muốn xác định xác suất xuất hiện mặt ngửa khi tung đồng xu một lần hay cỡ mẫu là một, thì xác suất thực nghiệm sẽ là 0% hoặc 100%.

(Theo Investopedia Corporatefinanceinstitute)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo