09. Quản Trị & Lãnh Đạo

10 Lỗi trong Lãnh đạo và Quản lý

Kinh nghiệm chính là một tên khác mà người ta đặt cho những lỗi lầm của họ”, Oscar Wilde – nhà văn nổi tiếng thế giới từng khẳng định như thế. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh mắc phải những lỗi lầm  mang tính “vết xe đổ” bằng cách chủ động học hỏi từ chính kinh nghiệm của những người đi trước!

1. Thiếu phản hồi

Theo khảo sát với 1,400 nhà quản lý của công ty Ken Blanchard thì không đưa ra phản hồi kịp thời là lỗi thường gặp nhất của các nhà quản lý. Cũng như nghệ sĩ khi biểu diễn mà không một khan giả nào bình luận gì. Khi bạn không đưa ra phản hồi kịp thời cho nhân viên tức là bạn đã tước đi cơ hội cải thiện công việc của chính nhân viên của bạn.

 

2.  Không dành đủ thời gian cho nhóm làm việc của bạn

Bạn quá bận rộn với công việc. Rồi bạn lãng quên mất việc quan trọng là dành thời gian của mình làm việc với nhóm. Nhân viên của bạn cần sự hỗ trợ và hướng dẫn từ bạn để có thể cùng thực hiện công việc đạt kết quả tốt.

 

3. Quá thờ ơ!

Nhân viên của bạn cần hoàn thành công việc quan trọng nhưng họ lại đang hiểu sai các hướng dẫn. Nếu quá thờ ơ, bạn sẽ để nhân viên của mình tiếp tục làm việc theo hướng không mong muốn

Tham khảo:   Chiến lược cạnh tranh là gì? Vai trò, phân loại, yếu tố ảnh hưởng

 

4. Quá thân thiện
Thật ngạc nhiên khi mà việc quá thân thiện với nhân viên lại gây ra phản ứng không tốt cho công việc. Bạn cần giữ cho cán cân trọng trách với một bên là tình bạn và một bên là mối quan hệ nhân viên-sếp được cân bằng.

5. Không xác định được mục tiêu

Ca sĩ không thể hát một bài hát khi cô ấy không hề biết nội dung bài hát đó. Cũng tương tự như vậy, bạn cần cho nhân viên của mình hiểu rõ mục đích của từng công việc để họ có thể “hát đúng điệu”.

 

6. Hiểu sai về việc tạo động lực

Không phải chỉ có tiền mới tạo nên động lực làm việc! Đó là một sự thật hiển nhiên. Bạn hoàn toàn có thể tạo động lực cho nhân viên bằng những phân tố phi-tài-chính như đảm bảo cân bằng công việc/cuộc sống, thành quả, được giao trọng trách, khen ngợi hay đôi khi là sự thân thiết trong môi trường làm việc.

 

7. Quá vội vàng tuyển người mới

Tuyển dụng vội vàng có thể dẫn đến chọn sai người. Như thế bạn sẽ phung phí cả thời gian lẫn các nguồn lực của mình. Tệ hơn, nhân viên khác của bạn có thể bị áp lực vì nhân viên mới thiếu hòa hợp.

 

8. Hãy là một tấm gương cho nhân viên của bạn

Bạn thường xuyên buôn điện thoại trong giờ làm việc hay nói xấu về quản lý cấp trên của mình. Và bạn mong rằng nhân viên của mình sẽ không như thế. Chẳng bao giờ có chuyện đó cả!

Tham khảo:   GROW - MÔ HÌNH HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

 

9. Quá ôm đồm công việc vào bản thân

Nhiều nhà quản lý không chịu trao quyền cho nhân viên thực hiện công việc, vì họ chẳng tin ai cả. Nếu như thế, bạn sẽ bị đè nén bởi chính núi công việc trước mắt. Một tác dụng nữa của việc trao quyền là bạn có thể lùi lại và có cái nhìn toàn cảnh hơn về những công việc đang được thực hiện.

 

10. Hiểu nhầm về vai trò của chính mình

Khi bạn trở thành người quản lý, tức là bạn sẽ khoác một cái áo khác nhiều so với khi bạn đang là nhân viên. Và nhiệm vụ mới chắc chắn sẽ đòi hỏi những kỹ năng khác. Bạn hãy ghi nhớ vai trò của mình: Lãnh đạo và Quản lý.

Là con người ai cũng mắc sai lầm, người lãnh đạo và quản lý cũng không phải ngoại lệ. Và những lỗi thường gặp nhất gồm có: thiếu phản hồi với nhân viên, quá thờ ơ với công việc đang được tiến hành, không giao quyền, và hiểu nhầm về vai trò của bản thân.

Con người học được từ những sai lầm. Tuy nhiên nếu nhận ra và tránh được những sai lầm có thể mắc phải, bạn sẽ làm việc hiệu quả, thành công, và nhận được sự kính trọng từ nhân viên của mình.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo