Quản trị dự án

10 nguyên tắc của Lãnh đạo phục vụ – Servant Leadership

“Servant leadership” – tạm dịch là Lãnh đạo phục vụ hay Lãnh đạo đầy tớ là một phong cách lãnh đạo kiểu mới, đem đến thành công cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn trên thế giới như FedEx, Starbucks, Google…Trong bài viết trước, Masterskills đã chia sẻ các thông tin liên quan đến câu hỏi “Servant leadership” – Lãnh đạo phục vụ là gì? Lợi ích và nguyên tắc cốt lõi của phong cách lãnh đạo này. Chúng ta có thể hiểu rằng khi lựa chọn phong cách lãnh đạo phục vụ, bạn cần xuất phát từ việc sẵn sàng đặt người khác lên hàng đầu, biết thể hiện sự đồng cảm, sẵn sàng lắng nghe, biết cách điều hành công việc hợp lý và tận tâm giúp người khác tiến bộ. Vậy làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo phục vụ thành công? Bài viết dưới đây là 10 nguyên tắc giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo phục vụ tốt hơn.

Lắng nghe chủ động

Tất cả bắt đầu bằng việc lắng nghe nhóm của bạn. Bạn cần tạo ra một môi trường mà tại đó, tất cả các thành viên trong nhóm sẽ được lắng nghe một cách cẩn thận về những điều họ đang nói và cả những điều họ chưa thể nói. Lắng nghe chủ động giúp bạn hiểu được nhu cầu và tinh thần của nhóm, từ đó mang đến cho bạn những quan điểm, góc nhìn mới, giúp bạn tìm ra những bước ngoặc cho một chiến lược toàn diện hơn, mang lại lợi ích cho tất cả.

Sự thấu cảm

Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo, sự thấu cảm có liên quan tích cực đến hiệu quả công việc và là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng các mối quan hệ. Là một nhà lãnh đạo phục vụ, bạn phải hiểu được sức mạnh của sự thấu cảm – thấu hiểu cảm xúc của người khác mà không có bất kỳ sự phán xét hay chỉ trích nào. 

Các nhà lãnh đạo phục vụ cần đặt mình vào vị trí của người khác một cách có ý thức. Như trong cuốn tiểu thuyết To Kill a Mocking Bird (Tạm dịch: Giết con chim nhại), Harper Lee đã viết: “Bạn sẽ không bao giờ hiểu được một người trừ phi bạn hiểu sự việc từ góc nhìn của họ và ở trong hoàn cảnh của họ.” (You can never understand someone unless you understand their point of view, climb in that person’s skin, or stand and walk in that person’s shoes). 

Tự nhận thức bản thân

Nhà lãnh đạo phục vụ hiệu quả cần nhận thức được bản thân và nhóm của mình. Khi tự nhận thức được bản thân, bạn có khả năng chấp nhận và phát triển những điểm yếu của chính mình. Bên cạnh đó, với vai trò là người lãnh đạo, bạn nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân trong nhóm để từ đó giúp họ phát triển và học hỏi.

Tham khảo:   “NỖ LỰC ẢO” - KHI BAO NHIÊU NỖ LỰC LÀ BẤY NHIÊU THẤT VỌNG??

Ảnh hưởng tích cực

Môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng đến cách mà mỗi cá nhân hành xử và thực hiện công việc của họ. Một môi trường tích cực giúp mọi người nâng cao tâm trí, sức khỏe tinh thần và thể chất. Do đó, một nhà lãnh đạo phục vụ cần tạo ảnh hưởng đến nhóm của mình theo hướng tích cực. Bạn cần làm gương cho những người khác noi theo. Một người chỉ có thể phát triển trong môi trường mà họ cảm thấy mình được tạo cơ hội và cho phép họ phát triển bản thân.

Những thành viên đến từ môi trường làm việc “độc hại” trước đó thường hoài nghi và khó hòa nhập với văn hóa và môi trường làm việc mới. Điều này có thể sẽ tạo ra sự mất cân bằng và ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cả nhóm. Lúc này, người lãnh đạo phục vụ cần nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên và làm cho mọi người cảm thấy thoải mái.

Ngoài ra, như chúng ta đã biết, công việc có thể khiến ta cảm thấy kiệt quệ về cả thể xác lẫn tinh thần. Rất khó để mang lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Là một nhà lãnh đạo phục vụ, bạn phải luôn ghi nhớ những khía cạnh này và cung cấp cho thành viên trong nhóm các chương trình hoặc giờ làm việc linh hoạt, các thành viên được chủ động giữa công việc và cuộc sống. Đồng thời, xây dựng môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp sao cho nhân viên cảm thấy công ty như một “ngôi nhà chung”, nơi họ có cơ hội được thử thách, phát triển bản thân, được nâng cao chất lượng cuộc sống, nơi họ làm việc cho chính họ và gia đình mình; từ đó họ sẽ tự cảm thấy yêu công việc và sẵn sàng cống hiến hơn.

Khả năng đánh giá

Khả năng đánh giá của lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng với tương lai của một tổ chức. Người lãnh đạo phục vụ cần phải hiểu các phẩm chất lãnh đạo của các thành viên trong nhóm để giao cho họ những trọng trách và xác định các nhà lãnh đạo tương lai. Bạn cũng cần tạo ra những mục tiêu và chiến lược đổi mới để thúc đẩy các giới hạn và năng lực của nhân viên, qua đó giúp tổ chức tối đa hóa khả năng lãnh đạo của họ và đặt nhân viên vào vị trí có thẩm quyền, nơi họ có thể phát triển và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Tham khảo:   Truyền thông trong quản lý dự án, làm thế nào hiệu quả?

Nhìn xa trông rộng

Người lãnh đạo phục vụ cần có tầm nhìn xa trông rộng. Bạn tin rằng tất cả mọi người đều có tiềm năng và nên tạo điều kiện để thúc đẩy các thành viên phát huy những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Người lãnh đạo phục vụ tin tưởng vào việc trao quyền cho cả nhóm để cùng nhau tạo nên kết quả tốt hơn. 

Giám sát

Giám sát có nghĩa là tương tác với nhóm thường xuyên và cập nhật hoặc xem xét công việc của các thành viên trong nhóm. Giám sát mang lại sự rõ ràng về quy trình làm việc đang diễn ra và thực hiện các biện pháp phù hợp để vượt qua những thử thách. Các nhà lãnh đạo phục vụ cần gắn kết và thu hút mọi người một cách hiệu quả. Các thành viên tham gia tích cực vào các chiến lược và chương trình để đạt được các mục tiêu cá nhân, nhóm và tổ chức.

Cống hiến cho sự phát triển của mọi người

Các nhà lãnh đạo phục vụ hiệu quả thúc đẩy nhóm của mình phát triển. Bạn cống hiến giúp nhóm phát triển một cách chuyên nghiệp. Là nhà lãnh đạo phục vụ, bạn giúp các thành viên trong nhóm tự trở thành nhà lãnh đạo bằng cách làm gương và tạo cơ hội cho nhóm trưởng thành và phát triển.

Xây dựng cộng đồng

Tại sao việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh với các thành viên trong nhóm lại quan trọng?

Những mối quan hệ tốt sẽ xây dựng nên cộng đồng và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Nguồn nhân lực sẽ không bao giờ là đủ nếu bạn không biết cách tận dụng tiềm năng thực sự của mỗi thành viên. Và cách để làm điều đó là bắt đầu một cộng đồng mà ở đó các thành viên quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Nhà lãnh đạo phục vụ cần có những kỹ năng để trở thành chất keo gắn kết cả nhóm nguyên vẹn và vững mạnh. Chúng ta tin rằng chính con người mới giữ cho con thuyền luôn căng buồm, và chính họ mới là người có thể vượt qua những sóng gió.

Tham khảo:   PMP 2021 - Mapping the PMP Exam Content Outline to the Course Content

Lời kết

“Một nhà lãnh đạo tài ba trước hết phải là một người phục vụ tận tâm, sở hữu ý thức phụng sự từ trong tâm khảm”

Lãnh đạo phục vụ luôn đặt lợi ích của bản thân sang một bên để đáp ứng mong muốn của tập thể. Việc lãnh đạo đối với họ là cơ hội để gánh vác những trọng trách khó khăn, chứ không phải là “lợi thế” để “đàn áp” nhân viên với quyền lực trong tay. Có thể nói, lãnh đạo phục vụ được xem là phong cách lãnh đạo lý tưởng ngày nay, một phong cách lãnh đạo sâu sắc, văn minh, và hiệu quả nhất.

Viện Quản lý dự án Masterskills

Nguồn: blog.vantagecircle.com
    

Servant Leadership – “Lãnh đạo đầy tớ” trong Agile

Planning Poker – Công cụ ước tính hiệu quả trong Agile

Một số cách chạy Daily scrum hiệu quả

Leadership vs. Management – So sánh Lãnh Đạo và Quản Lý

Leadership Styles là gì? Một số loại Phong cách lãnh đạo trong bài thi PMP

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc