34. Phát triển bản thân

3 mẹo đọc sách nhỏ mà có võ nhưng không phải ai cũng biết

Nhiều người lầm tưởng rằng đọc sách là phải đọc hết từ đầu đến cuối và nhớ được hết nội dung. Tuy nhiên, cách đọc sách thông minh nằm ở việc tiếp nhận thông tin hiệu quả và lưu trữ kiến thức lâu dài. Trong bài viết này, CareerViet sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho 3 câu hỏi thường gặp nhất về việc đọc thêm sách:

– Làm thế nào để ghi nhớ những gì đã đọc?
– Làm thế nào để đọc nhanh hơn?
– Làm thế nào để đọc nhiều hơn?

3 mẹo đọc sách nhỏ mà có võ nhưng không phải ai cũng biết
Thay đổi thói quen tiếp thu kiến thức thụ động với 3 mẹo đọc thêm nhiều sách (Nguồn ảnh: Freepik)

>> Xem thêm: Học nhiều nhưng hiệu quả ít, vì sao? “Trói chân” sáng tạo

1. Làm thế nào để nhớ những gì bạn đã đọc?

Có một sự thật là, chẳng ai có thể nhớ hết tất cả mọi thứ mình đã đọc. Bộ nhớ của con người hoạt động theo cơ chế liên kết. Phần lớn ký ức được lưu trữ một cách thụ động và chỉ được kích hoạt khi có yếu tố liên quan gợi nhớ. Điều này tương tự với việc đọc sách. Bạn không cần phải cố gắng ghi nhớ tất cả thông tin, mà chỉ cần nhớ được những đầu mối quan trọng để tìm lại kiến thức trong tương lai.

Hãy liên tưởng đến lần gần nhất bạn đến thăm một thành phố mới. Có thể là trong kỳ nghỉ lễ, hoặc một chuyến công tác. Giờ đây, khi cố gắng nhớ lại, bạn có thể chỉ nhớ được những mảnh ghép rời rạc về thành phố đó – hình ảnh thị giác, âm thanh và thậm chí là mùi hương.

Bây giờ, hãy tự hỏi mình vài câu hỏi về thành phố này:

– Bạn đã ở đâu? Đó là một ngôi nhà hay khách sạn? Bạn có nhớ đường phố nơi đó trông như thế nào không? Bạn có nhớ mơ hồ đó là khu vực nào của thành phố không?

– Bạn có ăn ở bất cứ đâu gần nơi bạn ở không? Nếu có, bạn có nhớ nhà hàng đó như thế nào không? Ánh sáng như thế nào? Bạn đã ngồi ở loại bàn nào?

Bạn sẽ nhận thấy rằng khi bắt đầu đi sâu vào những câu hỏi cụ thể hơn, ký ức sẽ dần hiện ra.

Tham khảo:   Thần số học số 6: Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với thần số học số 6

Hay ví dụ như khi bạn đọc một cuốn sách về lịch sử, thay vì cố gắng nhớ từng mốc sự kiện, bạn chỉ cần nhớ tổng quan về các giai đoạn lịch sử chính. Nếu sau này cần tra cứu chi tiết, bạn có thể dễ dàng quay lại cuốn sách và tìm kiếm thông tin dựa trên những gì mình đã nhớ.

3 mẹo đọc sách nhỏ mà có võ nhưng không phải ai cũng biết
Đọc sách đúng không phải là việc cố gắng nhồi nhét tất cả thông tin vào não (Nguồn ảnh: Freepik)

2. Phương pháp đọc linh hoạt, không theo thứ tự

Nhiều người có thói quen đọc sách theo thứ tự từ đầu đến cuối. Bạn có thể áp dụng phương pháp đọc chọn lọc để tiết kiệm thời gian và tiếp thu thông tin hiệu quả hơn.

– Đọc lướt qua mục lục: Xem trước mục lục để nắm được cấu trúc của cuốn sách, từ đó xác định những chương có nội dung thú vị hoặc liên quan đến mục tiêu tìm hiểu của bạn.

– Tự do “nhảy chương”: Đối với một số sách, bạn có thể đọc các chương không theo thứ tự miễn là đảm bảo logic. Nếu bạn đã biết hoặc không hứng thú với một phần nào đó. Đừng ngại “bỏ qua” hoặc điều chỉnh lại thứ tự đọc để tối ưu hóa việc tiếp nhận thông tin một cách chủ động hơn.

– Sử dụng kỹ thuật skimming (đọc lướt): Đôi khi, bạn có thể gặp phải những đoạn văn dài dòng hoặc lặp ý. Không cần đọc kỹ từng câu, thay vì ép mình nhớ từng chi tiết, hãy tập trung vào việc ghi nhớ những ý chính, nguồn thông tin và chủ đề của cuốn sách. 

Tham khảo:   Quiet Firing là gì? Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị “đuổi khéo”

3 mẹo đọc sách nhỏ mà có võ nhưng không phải ai cũng biết
Đọc nhiều sách kết hợp chiến lược đọc có chọn lọc giúp ghi nhớ kiến thức lâu hơn (Nguồn ảnh: Freepik)

>> Xem thêm: Top 15 cuốn sách hay nhất nên đọc một lần trong đời

3. Đâu là bí quyết để đọc được nhiều sách hơn?

Nhiều người cho rằng đọc nhiều sách là một việc khó khăn và tốn thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, một người đọc trung bình có thể đọc khoảng một trang sách trong một phút. Với sách 300 trang, bạn có thể hoàn thành trong 3-6 tiếng nếu áp dụng các kỹ thuật đọc đúng.

Chỉ cần chủ động sắp xếp thời gian hợp lý và áp dụng các chiến lược đọc thông minh, bạn có thể gia tăng đáng kể lượng sách mình đọc được trong một năm.

– Dành thời gian cố định: Lên lịch và dành ra 30 phút mỗi ngày để đọc sách, bạn có thể hoàn thành một quyển sách trong 10 ngày, tương đương với 35 quyển mỗi năm. Sự kiên trì và đều đặn chính là yếu tố quan trọng giúp bạn hình thành thói quen đọc sách.

– Tận dụng thời gian rảnh: Những khoảng thời gian “chết” như di chuyển bằng phương tiện công cộng, giờ nghỉ trưa… đều có thể tận dụng để đọc sách.

Càng đọc nhiều, tốc độ đọc của bạn càng được cải thiện. Bạn sẽ có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh hơn. Điều này là do bạn đã được rèn luyện kỹ năng đọc chọn lọc, sắp xếp lại thứ tự đọc và duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.

3 mẹo đọc sách nhỏ mà có võ nhưng không phải ai cũng biết
Biến việc đọc sách thành một phần trong thói quen hàng ngày để tận dụng tối đa nguồn tri thức (Nguồn ảnh: Freepik)

>> Xem thêm: 5 bí quyết tăng cường trí nhớ

Tóm lại, để đọc sách hiệu quả, bạn không cần phải có trí nhớ siêu phàm. Điều quan trọng là đọc thông minh, kiên trì và biến việc đọc sách thành thói quen hàng ngày. Hãy bắt đầu tối ưu hóa quá trình tích lũy kiến thức và nâng cấp bản thân ngay hôm nay để biến việc đọc sách trở thành một trải nghiệm thú vị.

Tham khảo:   Làm Thế Nào Để Khám Phá Đam Mê Nghề nghiệp Của Bạn?

Theo dõi CareerViet.vn để có cơ hội khám phá thêm nhiều mẹo hay bổ ích nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo