Quản trị cảm xúc bản thân

5 Bí quyết để có kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo

Cách quản trị cảm xúc là một kỹ năng mà hầu hết các nhà lãnh đạo cần có để thành công trong việc quản lý nhân sự của mình. Để nhà quản lý có được khả năng kiểm soát cảm xúc tốt, hãy ghi nhớ các bí quyết dưới đây nhé.

1. Quản lý cảm xúc bằng cách điều chỉnh các hành động của cơ thể

Tất cả chúng ta khi tức giận đều sẽ rơi vào tình trạng tim đập nhanh, căng thẳng và khó chịu. Chúng ta dễ dàng bị kích động, dễ mất khả năng làm chủ bản thân và thường có những hành động nông nổi như lớn tiếng, đập phá đồ đạc hay có những hành động không hay. Trước những tình huống tiêu cực như vậy bạn cần học cách quản lý cảm xúc cá nhân để đưa cảm xúc của bạn về lại trạng thái cân bằng.

Bạn hoàn toàn có thể làm được việc đó chỉ với những hành động đơn giản như: hít thở thật sâu, cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể, điều chỉnh tư thế hiện tại sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất… Bằng cách điều chỉnh các hành động của cơ thể, bạn sẽ khiến cơ thể và tinh thần được giải phóng hoàn toàn. Bạn sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi mớ cảm xúc tiêu cực đang bao trùm và muốn nuốt chửng lấy bạn. Hãy tập cho mình hành vi điều chỉnh như vậy từ từ, bạn sẽ dần làm chủ được cảm xúc và hành động.

2. Vận dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc

Người có trí tuệ cảm xúc tốt có khả năng am hiểu và thông cảm với những cảm xúc của người khác. Họ biết lắng nghe và quan tâm đến người đối diện đồng thời có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt, thúc đẩy bản thân phát triển và cải thiện mối quan hệ với mọi người. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp bạn đạt được cân bằng giữa tình cảm và lý trí.

Tham khảo:   6 Cảm xúc cần kiểm soát để tránh rủi ro

Bên cạnh đó, sức mạnh của trí tuệ còn có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc của bạn vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bạn sẽ biết cách tự điều chỉnh, đánh giá và chế ngự những khát vọng và đam mê. Trí tuệ cảm xúc còn giúp bạn nâng cao tính kỷ luật bản thân, luôn tư duy tích cực, sáng tạo để tìm ra biện pháp giải quyết công việc hiệu quả hơn và lan tỏa những nguồn năng lượng tích cực đến với nhiều người xung quanh.

3. Vận dụng sức mạnh của ngôn từ để quản lý cảm xúc

Học cách thường xuyên sử dụng những ngôn từ tích cực để khích lệ, động viên chính mình cũng là cách giúp bạn quản trị cảm xúc rất tốt. Những lời nói bạn sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày sẽ phần nào ảnh hưởng đến tâm tính và cảm xúc của bạn. Còn nếu bạn cứ mãi than thân trách phận thì vô hình bạn đang tạo ra vô vàn những cảm xúc tiêu cực cho chính bạn.

Vận dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc của riêng bạn mà còn có tác động tích cực đến những người giao tiếp xung quanh. Ví dụ như khi bạn và đồng nghiệp xảy ra bất đồng quan điểm, bạn có thể lựa lời nói sao cho đối phương không bị tổn thương. Không nên thẳng thừng chê bai hay bác bỏ quan điểm của đồng nghiệp. Việc này sẽ mang lại cảm xúc tiêu cực cho đối phương, khiến mối quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng. Hãy chọn cách chia sẻ nhẹ nhàng, chân thành, như thế sẽ khiến cho người đối diện dễ lắng nghe bạn hơn và những mâu thuẫn, xung đột cũng dễ dàng được cởi bỏ.

Tham khảo:   3 Bước rèn luyện trí tuệ cảm xúc để thành công hơn

4. Rèn luyện sự tự tin để quản lý cảm xúc hiệu quả

Bạn có nhận ra rằng, những người tự tin sẽ luôn tỏa ra một luồng năng lượng rất tích cực, làm cho những người ở xung quanh cũng trở nên tích cực hơn. Khi bạn tự tin, bạn sẽ có thời gian nhìn ra ngoài nhiều hơn, thay vì cứ mãi suy xét về những điều nhỏ nhặt. Do vậy, bạn cũng sẽ là người quản lý cảm xúc tốt hơn.

Ngược lại, khi một người thiếu tự tin, họ dễ trở nên bi quan, cáu gắt hoặc tức giận vô cớ. Bởi khi bạn không tự tin, bạn sẽ nghi ngờ cả những quyết định của mình, bạn sẽ luôn bị cuốn vào vòng xoáy của lo sợ và tiêu cực.

Để rèn luyện sự tự tin nhằm quản lý cảm xúc trong khi giao tiếp bạn cần nghiêm khắc rèn luyện các quy tắc sau: luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với bạn, hành động một cách quyết liệt không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi, can đảm, tự tin thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân hoặc thiết lập những mục tiêu có tính khả thi để đạt được kết quả mà mình mong đợi.

5. Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển

Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực bạn nên chú ý các điểm sau: ý thức trách nhiệm bản thân trong mọi việc, không trốn tránh trách nhiệm; không bào chữa cho những sai lầm, can đảm nhận lỗi và quyết tâm sửa đổi; không quá đặt nặng thiệt hơn trong các mối quan hệ; loại bỏ những ngôn từ tiêu cực và hãy thay bằng những ngôn từ tích cực, tươi sáng và những lời khen.

Cụ thể bạn có thể thường xuyên ở gần và giao tiếp với những người vui vẻ. Hãy chọn xem những chương trình nhân văn, ý nghĩa, những chương trình mang đến cảm xúc vui vẻ, cho mình thêm niềm cảm hứng. Bên cạnh đó, bạn nên tránh xa những cuộc tranh luận một chiều, ném đá trên mạng, hãy dành thời gian đó để học cách yêu thương thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một người quản trị cảm xúc tốt.

Tham khảo:   Cách rèn luyện kỹ năng quản trị cảm xúc như những người thành công

Kết luận

Trên đây là 5 bí quyết để bạn có thể trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo. Tuy nhiên, để ứng dụng vào quản lý nhân sự thì bạn cần hiểu rõ chính mình và đội ngũ nhân sự cấp dưới. Hiện nay, có rất nhiều giải pháp và công cụ khác nhau giúp bạn đánh giá năng lực của nhân sự một cách chính xác.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo