Quản trị cảm xúc bản thân

Quản lý cảm xúc – Bí quyết rèn luyện kỹ năng của người thành công

Trong cuộc sống

  • Quản lý tốt bản thân: Bạn có thể kiểm soát được những hành vi bốc đồng và quản lý cảm xúc của mình theo chiều hướng lành mạnh, chủ động và thích ứng tốt với hoàn cảnh.
  • Củng cố khả năng tự nhận thức: Hiểu cách quản lý cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mình, bạn sẽ nhận thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
  • Nhận thức xã hội: Quản lý cảm xúc tốt giúp bạn có sự đồng cảm, thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của những người xung quanh.
  • Quản lý mối quan hệ: Bạn sẽ biết cách duy trì, phát triển các mối quan hệ tốt đồng thời kiểm soát và điều tiết tốt cảm xúc của mình trong giao tiếp.

Trong công việc

  • Làm việc nhóm hiệu quả hơn: Người thông minh hơn về mặt cảm xúc thường có xu hướng giao tiếp tốt hơn, sẵn sàng chia sẻ ý tưởng của mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này giúp công việc nhóm được hoàn thành một cách hiệu quả hơn.
  • Hạn chế xung đột không đáng có: Việc để cảm xúc lấn át sẽ khiến cuộc trò chuyện nhanh chóng xảy ra mâu thuẫn và đi tới xung đột. Việc quản lý được cảm xúc sẽ để lý trí đánh giá tình huống và đưa ra quan điểm sáng suốt hơn về ý kiến của đồng nghiệp.
  • Thể hiện bản thân là người có hiểu biết: Người có hiểu biết sẽ luôn học hỏi và có những quy tắc chuẩn mực. Người quản lý cảm xúc tốt chắc chắn là người khôn ngoan, hiểu biết và có lối sống tích cực.

Dấu hiệu của việc không biết cách quản lý cảm xúc

Dấu hiệu của việc không biết cách quản lý cảm xúc

Dấu hiệu của việc không biết cách quản lý cảm xúc 

Một người không biết cách kiềm chế cảm xúc thường có những dấu hiệu rõ ràng và dễ thấy như sau:

  • Phản ứng đối với tình huống hay bối cảnh mà họ gặp phải thường bị gián đoạn hoặc không phù hợp.
  • Mất khả năng kiểm soát cảm xúc hay hành vi do kiệt sức vì thiếu ngủ hay thiếu đường trong máu.
  • Bị choáng ngợp bởi cảm xúc và ngại bày tỏ cảm xúc
  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia hay ma tuý để làm tê liệt cảm xúc của bản thân.
  • Không hiểu lý do dẫn đến cảm xúc của bản thân.
Tham khảo:   5 Vai Trò Và 4 Cách Quản Trị Cảm Xúc Bản Thân

Các phương pháp giúp quản lý cảm xúc hiệu quả

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc bạn không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu bạn đang cảm nhận được những dấu hiệu nói trên, bạn có thể áp dụng các phương pháp quản lý cảm xúc hiệu quả dưới đây:

  • Thiền: Thiền sẽ giúp bạn tách ra khỏi những suy nghĩ khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Điều này giúp bạn chọn được một phản ứng tốt hơn thay vì hoảng sợ. Đây cũng là phương pháp giúp cơ thể thư giãn và ít căng thẳng hơn.
  • Viết nhật ký: Phương pháp này giúp bạn có thể quản lý cảm xúc của mình theo nhiều cách khác nhau. Đây được xem là lối thoát giúp bạn giải tỏa cảm xúc căng thẳng và suy nghĩ về giải pháp cho những vấn đề mà bạn phải đối mặt.
  • Suy nghĩ theo hướng tích cực: Điều quan trọng nhất giúp bạn quản lý cảm xúc là suy nghĩ một cách tích cực và lạc quan về vấn đề của mình. Các vấn đề này chỉ mang lại thử thách mà bạn cần có góc nhìn tích cực để vượt qua.
  • Nhìn theo khía cạnh khác: Khi bạn sắp xếp lại tình huống, bạn cần nhìn nó từ nhiều góc độ để nhìn vào tổng thể một bức tranh lớn thay vì mắc kẹt tại một chi tiết nhỏ gây khó chịu.
  • Bộc lộ cảm xúc: Nói ra khó khăn không phải là cách giải quyết vấn đề nhưng mọi người có thể cùng tìm ra phương án giải quyết vấn đề đó. Việc nói ra cảm xúc của bản thân với người đáng tin cậy sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Tham khảo:   3 Bước rèn luyện trí tuệ cảm xúc để thành công hơn

Bí quyết để kích hoạt trạng thái hạnh phúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc không phải tự nhiên mà có mà bạn cần trải qua một thời gian luyện tập rất dài. Tuy nhiên, bạn có thể kích hoạt trạng thái hạnh phúc của mình một cách đơn giản dựa trên những bí quyết sau.

Bí quyết để kích hoạt trạng thái hạnh phúc

Bí quyết để kích hoạt trạng thái hạnh phúc

Điều chỉnh hành động cơ thể

Khi bạn tức giận, tim bạn sẽ đập nhanh, tâm trạng bạn sẽ trở nên khó chịu. Thay vì điều đó, bạn nên hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, điều chỉnh tư thế thoải mái để cảm xúc tiêu cực được giải phóng và cảm xúc được đưa lại về trạng thái cân bằng.

Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển

Lựa chọn cảm xúc tích cực và triệt để loại trừ cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn kích hoạt trạng thái hạnh phúc hiệu quả. Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực, bạn nên chú ý không trốn tránh trách nhiệm, can đảm nhận lỗi, không đặt nặng tính thiệt hơn trong các mối quan hệ, thay thế ngôn ngữ tiêu cực bằng ngôn ngữ tươi sáng và những lời khen.

Xem xét tác động mà cảm xúc mang lại

Những cảm xúc tích cực sẽ biểu thị cuộc sống của bạn đang ý nghĩa và trọn vẹn trong khi những cảm xúc vượt ngoài tầm kiểm soát thường mang đến xung đột cho các mối quan hệ. Việc xem xét những kiểm xúc khó kiểm soát sẽ giúp bạn định hình vấn đề và thay đổi theo hướng tốt hơn.

Điều tiết thay vì cố đàn áp cảm xúc

Cố gắng đè nén cảm xúc của mình sẽ khiến bạn gặp các triệu chứng về sức khoẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, bạn đừng cố gắng che dấu cảm xúc của mình mà hãy học cách điều tiết để cân bằng giữa cảm xúc mãnh liệt và không cảm xúc.

Tham khảo:   Chiến lực quản lý cảm xúc tiêu cực

Định hướng cảm xúc

Bạn nên dành thời gian để kiểm tra lại tâm trạng để kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình. Bằng cách này bạn sẽ sắp xếp lại suy nghĩ của mình và thay đổi phản ứng tiêu cực của mình.
Chấp nhận mọi cảm xúc: Đây là cách sẽ khiến bạn thoải mái hơn với những cảm xúc mãnh liệt mà không bị vượt quá tầm kiểm soát hay phản ứng một cách vô nghĩa.

Cảm xúc được xem là kẻ thù của thành công. Chính vì điều đó, bạn cần có ý thức cao trong việc học tập những kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc của mình. Với những phương pháp và bí quyết quản lý cảm xúc mà Bizfly đã chia sẻ trong bài viết này chắc chắn bạn sẽ trở thành một người thành công.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo