30. Kỹ năng sống

Một điểm chung của người giàu: Biết ‘giao dịch’ thời gian – ‘mỏ vàng’ nhiều người bỏ lỡ

Hầu hết mọi người cho rằng thành công của Warren Buffett là nhờ khả năng mua các cổ phiếu và doanh nghiệp có giá trị với giá thấp. Sai! Trên thực tế, Buffett trước hết là một nhà giao dịch thời gian tuyệt vời, ông mua lại thời gian từ những thứ không quan trọng và dành thời gian cho những thứ có giá trị thực tế. Chính thành công trong “giao dịch thời gian” đã khiến Buffett trở thành một nhà đầu tư xuất sắc.

Năm 1913, James Allen đã chia sẻ rằng: suy nghĩ của chúng ta thúc đẩy hành động của chúng ta. Đáng buồn thay, quá nhiều người trong chúng ta sở hữu một mớ hỗn độn trong tâm trí và cực kì dễ bị phân tâm. Khi bạn tập trung, bạn sẽ tạo ra kết quả vượt trội.

Đầu tiên, hãy để tôi kể cho bạn câu chuyện này.

Cách đây một thời gian, tôi cần nộp đơn xin giấy phép bản quyền cho một số bức thư mà Buffett gửi cho các cổ đông của mình tới công ty của ông ấy. Khi đó tôi nghĩ, mình biết hỏi ai đây? Mặc dù có email trên trang chủ của công ty, nhưng tôi cũng đã được nhiều người cảnh báo là không nên mong đợi được phản hồi. Tôi đã cố gắng nghĩ ra những cách khác để liên hệ trực tiếp với họ, nhưng cũng không thể nghĩ ra cách nào tốt nhất. Cuối cùng, tôi quyết định gửi email đến địa chỉ được cung cấp trên trang web. Lúc đó là 13h19′.

Vao lúc 13h27′, tôi ngạc nhiên khi nhận được câu trả lời không phải tự động từ một trợ lý tại trụ sở chính của Berkshire Hathaway. Lúc 13h32′, tôi gửi câu hỏi của mình cho họ.

Hai phút sau, lúc 13h34′, tôi nhận được phản hồi từ trợ lý nói rằng cô ấy sẽ tìm hiểu thêm thông tin. Một phút sau, lúc 13h35′, tôi trả lời cô ấy, cảm ơn cô ấy và giải thích thêm về cách tôi dự định sử dụng tài liệu.

Lúc 14h04′, vị trợ lý trả lời lại như sau: “Chúng tôi đã chuyển yêu cầu của anh tới ông Buffett. Ngài ấy sẽ trả lời, cảm ơn anh!”

Sau đó, vào lúc 15h12′, tôi nhận được email từ trợ lý của Buffett. Người này đã trả lời “Không” rất dứt khoát với yêu cầu sử dụng một số tài liệu của tôi vì chúng có bản quyền.

Mặc dù kết quả này khiến tôi cảm thấy thất vọng, nhưng có hai điều để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc:

Đầu tiên: Berkshire Hathaway đã hồi đáp. Hầu hết các công ty sẽ không quan tâm tới việc trả lời email thông thường, đặc biệt là email từ hộp thư chung của công ty.

Thứ hai: Buffett và các trợ lý của ông phản ứng rất nhanh và dứt khoát.

Tham khảo:   Cô gái tiết kiệm được 1 tỷ đồng trong 5 năm nhờ làm 12 điều đơn giản: Ai cũng có thể áp dụng để tiết kiệm hiệu quả, giàu lên từng ngày!

Sau đó tôi thậm chí còn gửi một tin nhắn hỏi vị trợ lý vì sao lại trả lời tôi. Câu trả lời của cô ấy: “Sẽ là bất lịch sự nếu không làm vậy.”

Warren Buffett

Dưới đây là 3 bài học chính tôi rút ra từ kinh nghiệm cá nhân này và nghiên cứu của riêng tôi về hành vi đầu tư của Buffett.

1. Hãy lịch sự, tôn trọng người khác

Buffett không bao giờ ra vẻ khi đối xử với người khác, và khi giao tiếp, ông ấy luôn rất toàn tâm toàn ý.

Tất nhiên, gặp được Buffett gần như là điều không thể, nhưng nếu may mắn, bạn sẽ thấy ông ấy là người lịch sự và thu hút. Trái ngược với nhiều cuộc họp mà tất cả chúng ta đã tham gia, nơi người chủ trì sốt ruột nhìn vào điện thoại, máy tính và khiến người khác cảm thấy rằng cuộc họp là một sự lãng phí thời gian, Buffett cho người khác cảm giác được coi trọng.

Sau cuộc gặp mặt với Warren Buffett, Herzberg, người đã bán công ty trang sức của mình cho Buffett, đã chia sẻ như sau:

“Chúng tôi chuẩn bị rời khỏi văn phòng của ông ấy và hỏi liệu họ có thể giúp chúng tôi gọi một chiếc taxi không. Buffett đã nhất quyết đưa chúng tôi đến thang máy, cùng xuống sảnh và đợi taxi với chúng tôi.”

Lịch sự không có nghĩa là dễ dàng bị người khác chi phối. Khi bắt đầu cuộc họp, Buffett chỉ trả một nửa số tiền mà Herzberg yêu cầu.

Lịch sự không chỉ đơn giản nằm ở khía cạnh đạo đức, trang phục lịch sự cũng là một phép lịch sự, nó xuất phát từ sự tôn trọng đối với người khác. Một khía cạnh quan trọng của việc quản lý tốt thời gian của chúng ta là thực sự tôn trọng thời gian của những người chúng ta gặp gỡ, để họ cảm thấy thời gian mà họ bỏ ra cũng có giá trị.

2. Tập trung vào điểm mạnh

Xác định điểm mạnh của bản thân và tập trung vào đó, và về cơ bản chỉ có vậy. Buffett biết mình rất giỏi trong việc phân bổ vốn, vì vậy ông tập trung vào nó. Buffett từng chia sẻ rằng ông dành phần lớn thời gian để đọc và nghiền ngẫm, ông cũng chỉ tập trung vào việc đưa ra một vài quyết định mỗi năm.

Marcus Buckingham nói rằng hầu hết chúng ta đều hiểu sai điểm mạnh là gì: chúng ta đánh đồng điểm mạnh của mình với những gì chúng ta giỏi và điểm yếu của chúng ta với những gì chúng ta không giỏi.

Thực tế, điểm mạnh là những hoạt động giúp bạn mạnh mẽ hơn, những điều bạn mong muốn thực hiện. Đó là một hoạt động khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn là kiệt sức. Tất cả chúng ta đều có những thứ chúng ta giỏi, nhưng chúng ta có thể không thích làm nó, và đó mới thực sự là những điểm yếu. Thay vì nói điểm mạnh là năng lực, chi bằng nói nó là khát vọng, và chính khát khao này thúc đẩy chúng ta tiếp tục làm, tiếp tục hiện thực hóa và hoàn thiện nó.

Tham khảo:   5 sự kiện trong cuộc sống giúp bạn thức tỉnh tâm linh

Vì vậy, tập trung vào điểm mạnh có nghĩa là tập trung vào những điều khiến chúng ta cảm thấy thú vị.

Buffett nói rằng sở trường của ông nằm ở việc phân bổ vốn. Tập trung vào điều này, ông bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình từ năm 11 tuổi.

3. Tránh làm nhiều việc một lúc

Buffett không làm nhiều việc một lúc. Ông tập trung vào vấn đề trước mắt.

Hầu hết những người bình thường như chúng ta là những người làm nhiều việc cùng một lúc, thông báo và thông tin trên màn hình liên tục đổ về và sự chú ý của chúng ta bị phân chia theo nhiều cách. Điều này không chỉ làm giảm khả năng phản ứng với các gián đoạn khác nhau mà còn làm giảm khả năng làm việc tổng thể của chúng ta.

Tôi sẽ không nói về quản lý thời gian vì có rất nhiều bài báo và sách về chủ đề này. Tuy nhiên, tôi muốn chia sẻ một khung quản lý hoạt động mà cá nhân tôi thấy hữu ích. Tôi lấy ý tưởng này từ Stephen Covey, một tác giả viết về phương pháp làm việc năng suất và hiệu quả.

Chúng ta có thể phân loại các nhiệm vụ theo mức độ quan trọng và khẩn cấp của chúng. Ý tưởng cơ bản là: chúng ta cần tránh những việc không quan trọng và không khẩn cấp càng nhiều càng tốt và dành phần lớn thời gian cho những hoạt động quan trọng ở góc phần tư thứ 2 (góc hiệu quả)

Càng dành nhiều thời gian cho Góc phần tư 2, chúng ta càng trở nên hiệu quả hơn. Có thể thực hiện các bước sau:

1. Phân loại tất cả các hoạt động của chúng ta trong tuần theo mức độ khẩn cấp và tầm quan trọng.

2. Vào cuối tuần, hãy tính nhanh thời gian chúng ta đã sử dụng và công việc chúng ta đã làm, rồi chia chúng thành bốn phần tư.

3. Đặt mục tiêu cho tuần tới và cố gắng tập trung vào góc phần tư thứ 2.

Một khía cạnh quan trọng để làm tốt điều này là thiết lập trước thời gian trong lịch trình của chúng ta cho các hoạt động ở Phần tư thứ 2. Chúng ta cần cho sếp và đồng nghiệp biết mình đang làm gì. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần cho họ biết rằng mình dự định có một khoảng thời gian cố định mỗi tuần mà không muốn bị làm gián đoạn – trừ khi có trường hợp khẩn cấp thực sự.

Tham khảo:   Tác Hại Khi Thụ Động Trong Công Việc: Cách Bước Ra Khỏi Cái Kén Của Sự Tự Ti

Là một người đàn ông phi thường đã tạo nên huyền thoại đầu tư của riêng mình trong vài thập kỷ qua, bài học quan trọng nhất mà chúng ta có thể học được từ Warren Buffett rất đơn giản: chúng ta cần chịu trách nhiệm về bản thân và thời gian của mình. Phần còn lại hãy cứ thuận theo tự nhiên.

Tác giả của bài viết: Sridhar Ramakrishnan.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo