30. Kỹ năng sống

Trở thành người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại từ một nhân viên lắp ráp dây điện: Nói KHÔNG với “cắm đầu vào làm, chỉ đâu đánh đó như Thiên Lôi”

01

Trước tiên hãy để tôi hỏi bạn một câu, bạn nghĩ một thợ làm tóc ở thành phố hạng hai có thể kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Một người bạn của tôi nói cậu ấy có thể kiếm được 60 triệu.

Ban đầu tôi cũng không dám tin, ở thành phố hạng hai, dù có mở cửa cả tháng cũng không thể nào kiếm được nhiều tiền như vậy.

Cậu ấy nói với tôi rằng nhiều người chỉ kiếm được 20 triệu ngay cả khi họ làm việc không mệt mỏi cả tháng.

Lương bao gồm lương cơ bản và hoa hồng, lương cơ bản rất thấp, ngoài tiền hoa hồng từ cắt tóc, uốn, nhuộm còn phải đi ra ngoài mời khách hay bán thẻ hội viên.

Nhưng cậu bạn tôi thì khác, khối lượng công việc của cậu ấy rất ít, cậu ấy chỉ nhận một số lượng khách hàng có hạn mỗi ngày và làm ba việc trong thời gian còn lại.

Một là học về kỹ thuật làm tóc.

Thứ hai là bỏ tiền ra để học về hình thể, cách trang điểm, trang phục.

Thứ ba là quay video và tự truyền thông, chia sẻ kiến thức về các kiểu tóc, ảnh trước và sau của khách hàng và tích lũy người theo dõi.

Theo thời gian, cậu ấy đã phát triển ra cách làm việc của riêng mình.

Đơn hàng của khách tuy ít nhưng chất lượng cao, có những khách hàng thậm chí phải đặt hàng tới cả tháng mới được cậu ấy cắt tóc.

Cậu ấy nói rằng lương của thợ cắt tóc trông thì có vẻ như chỉ có lương cơ bản và hoa hồng, nhưng các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến thu nhập gồm có: kĩ thuật, nguồn khách hàng và mức độ nổi tiếng.

Tuy nhiên, đa số mọi người nhìn chung đều có tâm lý: có người tới thì cắt, không có thì ngồi chơi, không có khách đồng nghĩa với không có thu nhập.

Vậy là họ chỉ có thể cố gắng nhận thêm nhiều khách hàng, bán được nhiều thẻ hơn và thu hút được nhiều khách hàng hơn…

Trong khi cậu bạn không cần phải làm thêm giờ hay phát tờ rơi, so với những thợ cắt tóc khác mệt mỏi cả ngày thì cậu ấy làm việc trong tâm thế nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn kiếm được nhiều tiền hơn.

Trên thực tế, thời gian đầu, cậu bạn cũng giống như những thợ cắt tóc khác, ngày nào cũng cố gắng bán thẻ để câu khách.

Nhưng sau khi kiệt sức cả ngày mà vẫn không kiếm được tiền, cậu ấy đã quyết định dừng lại, suy nghĩ và tìm kiếm sự thay đổi.

Trong khi có nhiều người thà mệt mỏi đến chết còn hơn thay đổi cách làm việc.

Điều này cũng khiến tôi càng tin chắc rằng trong môi trường cạnh tranh như hiện tại, những người có thể nổi bật trong công việc luôn là những người sẵn sàng thay đổi.

Trở thành người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại từ một nhân viên lắp ráp dây điện nhỏ bé: nói không với "cắm đầu vào làm, chỉ đâu đánh đó như thiên lôi" - Ảnh 1.

02

Diễn viên gạo cội người Hồng Kông, Lương Gia Huy, lớn lên trong gia cảnh nghèo khó, phải đến khi trở thành diễn viên, anh mới có thu nhập ổn định.

Khi đó, anh nghĩ chỉ cần diễn thêm một bộ phim nữa sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

Với ý tưởng này trong đầu, anh thường quay 3 đến 4 bộ phim cùng một lúc.

Đôi khi vì quá bận không có thời gian nghiên cứu kịch bản nên anh chỉ đơn giản là áp dụng kiểu diễn xuất của tác phẩm trước vào tác phẩm mới.

Điều này đã giúp anh kiếm được tiền, nhưng đi kèm với đó là nhiều nghi vấn và chỉ trích về kỹ năng diễn xuất của anh.

Tham khảo:   Bộc Trực Là Gì? Chân Dung Của Người Bộc Trực

Số lượng đoàn phim mời anh ngày càng ít, anh thỉnh thoảng vẫn nhận được lời mời đóng phim nhưng thù lao lại thấp đến đáng thương.

Để đảm bảo chi tiêu hàng ngày, anh chỉ có thể nhận thêm nhiều hợp đồng đóng phim lợi nhuận thấp.

Kết quả là trong vòng hai năm, anh gần như kiệt sức và cuộc sống lại trở về trạng thái căng thẳng như trước khi trở thành diễn viên.

Lúc này anh mới nhận ra có điều gì đó không ổn và bắt đầu dừng lại và suy nghĩ:

Chấp nhận nhiều hợp đồng phim với lợi nhuận thấp hơn hay tập trung mài dũa vai diễn cho một bộ phim truyền hình?

Cuối cùng, anh đã chọn cái sau.

Anh bắt đầu nghiên cứu kịch bản, tìm hiểu nhân vật và dành nhiều thời gian để tìm kiếm nguyên mẫu trong cuộc sống, bắt chước và học hỏi.

Dần dần, kỹ năng diễn xuất của anh ngày càng trở nên tinh tế, anh có thể đóng vai hoàng đế, nhưng cũng có thể vào vai xã hội đen một cách mượt mà, anh có thể dễ dàng nắm bắt được bản chất của từng vai diễn.

“Bố già đầu tư Thung lũng Silicon” Nadal từng chia sẻ rằng:

Trong môi trường làm việc hiện đại, nỗ lực là yếu tố hết sức bình thường chứ không còn thay vì là yếu tố quyết định.

Những người có vẻ rất bận rộn và chăm chỉ trong công việc thường có hiệu suất làm việc ở mức trung bình và đạt được rất ít.

Ngược lại, những người sẵn sàng dừng lại và suy nghĩ, tập trung thay đổi bản thân và cách làm việc lại có thể tạo ra những đột phá và đạt đến trình độ cao hơn.

Trở thành người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại từ một nhân viên lắp ráp dây điện nhỏ bé: nói không với "cắm đầu vào làm, chỉ đâu đánh đó như thiên lôi" - Ảnh 2.

03

Một cố vấn tư duy từng nói:

“Những người bình thường giống như cỏ dại, muốn nên được việc lớn là điều rất khó. Đối với chúng ta, tấm vé duy nhất giúp cạnh tranh trong xã hội không gì khác chính là khả năng tư duy”.

Khả năng suy nghĩ sâu sắc chính là sự tự tin giúp bạn vươn lên.

Khi nhà văn Li Xiao đến làm việc tại công ty giáo dục New Oriental, cách phát âm tiếng Anh và trình độ học vấn của anh không bằng những người khác, anh cũng là giáo viên kín tiếng nhất ở New Oriental.

Nhưng chính anh lại luôn là người được học sinh đánh giá cao nhất trong mỗi kì đánh giá giáo viên của công ty và cũng là người nhận được mức lương cao nhất.

Vì sao? Vì anh ấy biết cách thay đổi tư duy.

Từ quan điểm của Li Xiao, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điểm cuối kỳ của học sinh.

Ngoài năng lực chuyên môn của giáo viên còn có sự nỗ lực, hiệu quả học tập của chính học sinh.

Riêng về chuyên môn, anh không bằng các giáo viên khác, nhưng nếu có thể bắt đầu từ khía cạnh học sinh thì sao.

Vì vậy, anh ấy đã thực hiện hai điều chỉnh dựa trên tình hình của mình:

Sử dụng nhiều kết quả nghiên cứu tâm lý khác nhau nhằm giúp học sinh vượt qua những rào cản tâm lý trong học tập.

Sử dụng kiến thức về xác suất và lập kế hoạch tổng thể để làm rõ các ưu tiên học tập và nâng cao hiệu quả học tập.

Chính hai thay đổi nhỏ này đã giúp anh thoát khỏi bẫy cạnh tranh với các giáo viên khác, dễ dàng cải thiện điểm số của học sinh và tăng thu nhập.

Nhà tâm lý học Daniel Kahneman nói: bận rộn lặp đi lặp lại một công việc một cách máy móc, chỉ cần điều kiện cho phép, ai cũng có thể làm được. Điều thực sự khó khăn là suy nghĩ. Siêng năng là vô nghĩa nếu không có một tư duy sâu.

Tham khảo:   Người Nhạy Cảm Là Gì? Làm Sao Để Bớt Nhạy Cảm?

Trong công việc, điều không thiếu nhất chính là những người chăm chỉ, ngành nghề nào cũng đều sẽ có một nhóm đông đảo những người chăm chỉ nỗ lực để vươn lên.

Sẽ là viển vông khi muốn vượt qua người khác chỉ nhờ vào sự chăm chỉ.

Không suy nghĩ, sẽ không có sự đột phá.

Chỉ khi học cách đứng cao hơn, nhìn xa hơn và suy nghĩ sâu hơn, bạn mới có thể không ngừng tiến bộ và đi trước đại đa số mọi người.

Trở thành người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại từ một nhân viên lắp ráp dây điện nhỏ bé: nói không với "cắm đầu vào làm, chỉ đâu đánh đó như thiên lôi" - Ảnh 2.

04

Một nhà văn từng nói: Tiến hóa đồng nghĩa với đau đớn, nhưng không tiến hóa đồng nghĩa với bị loại bỏ.

Trong đó, điều quan trọng nhất là sự tiến hóa của khả năng tư duy.

Phần lớn mọi người trong công việc đều muốn tránh những công việc cần tới sự suy nghĩ.

Nhưng sự tàn khốc của thế giới này lại là, người không biết suy nghĩ sẽ không thể đạt được thành công.

Khả năng lớn nhất của một người trong công việc là phát triển một mô hình tư duy cấp cao.

1. Chăm chỉ nhưng cần hiệu quả

Siêng năng cũng có cảnh giới của riêng nó: siêng năng cấp thấp dựa vào chăm chỉ, siêng năng cấp cao dựa vào phương pháp luận.

Nỗ lực không hiệu quả, vậy thì dù có dành 200% sức lực cũng khó có thể đạt được điều gì.

Trong bất cứ loại công việc nào, đừng vờ siêng năng để che đậy sự lười biếng bên trong.

Cố gắng làm càng ít càng tốt công việc phục vụ trà, nước và chạy việc vặt.

Những nhiệm vụ tốn thời gian và không định hướng tăng trưởng, nếu có thể hoàn thành trong vòng hai giờ vậy thì đừng trì hoãn chúng tới bốn giờ.

Chỉ bằng cách tập trung thời gian và năng lượng vào việc nâng cao giá trị và cải thiện kỹ năng, bạn mới có thể đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực trong công việc.

2. Tư duy có hệ thống

Trong cuốn sách có tên “sự quá độ” có nói: Cao thủ không có khả năng tốt hơn chúng ta, IQ cao hơn chúng ta, hay quyết tâm cao hơn chúng ta, họ chỉ đơn giản là tư duy sâu hơn chúng ta, kiến thức rộng hơn chúng ta, họ nhìn thấy được một hệ thống rộng lớn hơn.

Làm cùng một công việc, có người chỉ nhìn thấy những khó khăn trước mắt, trong khi có người lại có thể nhìn thấy sự thăng trầm của toàn ngành.

Đối với cùng một vấn đề, một số người chỉ nhìn thấy chi tiết, trong khi những người khác có thể phân tích kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống.

Hai loại người này được định sẵn có cuộc sống hoàn toàn khác nhau.

Cũng giống như cậu bạn và những thợ cắt tóc khác.

Cậu bạn tập trung vào bản chất của ngành và lập kế hoạch một cách có hệ thống cho công việc của mình từ ba khía cạnh là kĩ năng, khách hàng và mức độ nổi tiếng.

Trong khi những người khác chỉ nhận được mức lương cơ bản và đặt nhiều hi vọng vào tiền hoa hồng, vì vậy họ tập trung vào việc thu hút được nhiều khách hàng hơn, bán được nhiều thẻ hơn, rơi vào vòng luẩn quẩn bất tận.

Xét cho cùng, tương lai sẽ là thời đại mới mà “sức mạnh trí tuệ là vua”.

Chỉ khi đứng trên cao và nhìn vào tổng thể, chúng ta mới có thể cải thiện bản thân tốt hơn trong công việc.

Tham khảo:   Trải qua một sự cố, tôi nhận ra: "Không nên làm việc quá cật lực, càng lười càng khỏe, cái gì cần chi tiền thì đừng ngại”

05

Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện.

Khi mới đi làm, ông trùm dầu mỏ Rockefeller chỉ là một thợ lắp ráp dây điện nhỏ, chịu trách nhiệm đóng đinh tán.

Giống như hầu hết mọi người, ngay ngày đầu tiên đi làm, tay ông bị bầm tím do nhiều lần không may bị búa đập trúng.

Nhưng điểm khác biệt là ông là người duy nhất đi đi lại lại trong nhà máy, suy nghĩ suốt đêm và tạo ra một miếng mắt gỗ.

Chiếc mắt gỗ này có thể cố định đinh tán, tránh chấn thương tay và tăng gấp đôi hiệu quả.

Sau đó, ông đã cố gắng tìm cách giúp các nữ công nhân trong xưởng điều chỉnh độ cao của bàn làm việc để họ có thể làm việc suôn sẻ hơn, ông luôn cố gắng giúp đỡ để mọi người có một điều kiện làm việc thuận lợi nhất.

Bằng cách này, với khả năng không ngừng suy nghĩ và giải quyết vấn đề, ông đã được thăng chức từ một thợ lắp ráp dây chuyền lên trợ lý giám đốc bộ phận chỉ trong 3 tháng, mức lương của ông cũng được tăng lên nhiều lần.

CEO Chanel đã viết trong cuốn “tư duy sâu” rằng:

“Một người nổi bật chắc chắn phải xuất sắc ở khả năng tư duy.”

Bản chất của công việc là giải quyết vấn đề.

Sự chăm chỉ khi được hỗ trợ bởi tư duy mới có thể khiến công việc trở nên dễ dàng hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo