30. Kỹ năng sống

Mental Health Là Gì? Tinh Thần Tốt Thì Mới Làm Được Việc

Bạn có đang cảm thấy chán nản, lo âu và kiệt sức khi làm việc? Mỗi ngày thức dậy, bạn vật lộn với suy nghĩ có nên tiếp tục công việc này hay không, tan làm về nhà, đến một chút sức lực để tắm rửa cũng không có. Bạn luôn cảm thấy trống rỗng, mất hết động lực và không muốn làm gì cả. Nếu bạn đang trải qua những điều này, rất có thể mental health (sức khỏe tinh thần) của bạn đang cần được chữa lành. Mental health là gì? Và tại sao mental health lại quan trọng đến vậy? 

1. Mental health là gì?

WHO định nghĩa: “Mental health là trạng thái tinh thần giúp chúng ta đối mặt với áp lực cuộc sống, nhận ra khả năng của mình, học tập và làm tốt công việc đồng thời đóng góp cho xã hội. Mental health là một phần quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của con người, làm nền tảng để chúng ta đưa ra quyết định, xây dựng các mối quan hệ và định hình thế giới mà chúng ta đang sống.”

mental-health-illnessmental-health-illness
Mental health – sức khoẻ tinh thần

Mental health cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, cộng đồng và kinh tế – xã hội. 

Theo một nghiên cứu của Ogilvy vào tháng 2 , 70% Gen Z nói rằng sức khỏe tinh thần của họ cần được quan tâm hoặc cải thiện nhiều nhất.

Ogilvy

Tìm hiểu thêm Gen Z là gì để hiểu thêm tại sao họ lại mắc các vấn đề về mental health nhiều đến vậy.

Các tình trạng sức khỏe tinh thần bao gồm rối loạn tâm thần, khiếm khuyết tâm lý xã hội và các trạng thái tinh thần khác liên quan đến tình trạng đau khổ, suy giảm chức năng hoặc nguy cơ tự làm hại bản thân. Những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần thường có mức độ hạnh phúc thấp hơn. 

2. Mối quan hệ giữa mental health và công việc

Công việc có thể nắm giữ một vai trò rất lớn đối với sức khỏe và hạnh phúc của bạn. 

Ngoài những lợi ích về tài chính, công việc có thể tạo ra ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của bạn. Nó cũng có thể cho bạn ý thức về bản sắc và củng cố lòng tự trọng của bạn. 

Tuy nhiên, làm việc trong một môi trường độc hại có thể phản tác dụng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần của bạn. Giờ làm việc dài đằng đẵng, thiếu nhân lực và sự hỗ trợ hay quấy rối tại nơi làm việc có thể làm tăng mức độ căng thẳng của bạn và góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thân như lo âu, trầm cảm, v.v. 

Mối quan hệ giữa công việc và sức khỏe tinh thần là mối quan hệ hai chiều, tác động lẫn nhau. Vì thế, giống như công việc có thể ảnh hưởng đến mental health của bạn, sức khỏe tinh thần cũng có thể tác động đến công việc, cụ thể là hiệu suất và năng suất công việc. 

Các ước tính dần đây cho thấy các vấn đề về sức khỏe tinh thần gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 1,000 tỷ đô la mỗi năm do các vấn đề về năng suất, vắng mặt và luân chuyển nhân viên. 

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tại nơi làm việc nằm ngoài quyền kiểm soát của nhân viên bình thường. Nhưng chỉ cần sức khoẻ tinh thần của bạn bị ảnh hưởng bởi nơi làm việc, vẫn có những biện pháp hiệu quả giúp bạn chăm sóc và bảo vệ bản thân khỏi những tác động đó. 

3. Dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc

Để có thể tự bảo vệ sức khỏe tinh thần khỏi bị làm tổn lại bởi công việc hay nơi làm việc, trước hết bạn cần nắm được các dấu hiệu của vấn đề về sức khỏe tinh thần. Nắm rõ các dấu hiệu này giúp bạn tự theo dõi bản thân và kịp thời phát hiện nếu mental health của bạn có điều gì đó bất ổn. 

Tham khảo:   Tự Trọng Là Gì? 5 Cách Để Bạn Cải Thiện Niềm Tin Vào Giá Trị Của Bản Thân

Các triệu chứng hay dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tinh thần có thể rất đa dạng tùy theo từng đối tượng và tình trạng của họ. Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được những thay đổi trong suy nghĩ, cảm nhận và cách mình hành xử. Đó là bước đầu để phát hiện vấn đề sức khỏe tinh thần. 

Nếu bạn xác định được bản thân có một số triệu chứng sau đây, rất có thể đã đến lúc bạn cần liên hệ để được giúp đỡ: 

3.1. Giảm hiệu suất công việc

Bạn gặp khó khăn để hoàn thành công việc hàng ngày tại nơi làm việc hoặc thậm chí các công việc cá nhân hay ngoài xã hội. 

3.2. Khó tập trung và suy nghĩ

Bạn gặp khó khăn trong việc tập trung vào các nhiệm vụ hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, suy nghĩ hoặc thay đổi cách nói chuyện. 

3.3. Thay đổi khẩu vị hoặc chu trình ngủ

Bạn mắc chứng mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, thay đổi khẩu phần ăn đột ngột hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu, v.v. 

3.4. Tâm trạng thay đổi thất thường

Bạn cảm thấy tuyệt vọng, bất lực, khó khăn hoặc trải qua những thay đổi tâm trạng bất thường, thậm chí có những suy nghĩ và hành động cực đoan. 

3.5. Mất hứng thú với các hoạt động

Khi mental health của bạn có vấn đề, những dấu hiệu dễ nhận ra đó là bạn mất hứng thú với những công việc, thậm chí từ bỏ sở thích của mình và rút lui khỏi các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Bạn thể hiện sự thờ ơ rõ rệt đối với những khía cạnh này. 

3.6. Sợ hãi hoặc lo lắng

Bạn trở nên quá đa nghi với đồng nghiệp, hoặc bất cứ ai. Bạn đột nhiên cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi trong một số tình huống. 

3.7. Nhạy cảm hơn

Bạn trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài như âm thanh, quang cảnh và cố gắng tránh né những tình huống kích thích quá độ. 

3.8. Hành vi bất thường

Bạn cảm thấy mình bị ngắt kết nối với môi trường xung quanh, có hành vi khác thường, bất thường hoặc mất kiểm soát. Bạn nhìn hoặc nghe thấy những điều không có thật.

3.9. Đau nhức không rõ nguyên nhân

Khi mental health của bạn không khỏe, những dấu hiệu vật lý có thể xuất hiện. Tiêu biểu là những cơn đau đầu, đau dạ dày hoặc đau cơ. 

4. Rủi ro đối với sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc

Giờ thì bạn đã biết được các dấu hiệu của người có vấn đề với mental health là gì. Vậy, tại nơi làm việc, những nguyên nhân hay nguy cơ nào dẫn đến các dấu hiệu đó? 

dau-hieu-mental-health-issuesdau-hieu-mental-health-issues
Nơi làm việc chứa những rủi ro đối với Mental health

Những yếu tố tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc bao gồm: 

  • Thời gian làm việc kéo dài, không linh hoạt, thiếu nhân sự do cắt giảm các vị trí chưa được lấp đầy dẫn đến khối lượng công việc ngày càng tăng
  • Làm việc từ xa (remote working) nhưng không có sự tách biệt giữa công việc và cuộc sống cá nhân
  • Môi trường làm việc độc hại, cổ vũ bắt nạt công sở, quấy rối hoặc lạm dụng
  • Thiếu đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên
  • Thiếu hỗ trợ từ thiết bị đến các nguồn lực khác cần thiết cho công việc 
  • Không rõ ràng trong giao tiếp và thông tin liên lạc từ quản lý về mục tiêu, nhiệm vụ hoặc quá trình ra quyết định đến nhân viên
Tham khảo:   Lowkey Là Gì? Cách Để Bạn “Ẩn” Nhưng Không “Chìm” Khi Đi Làm

Trên đây chỉ là một số nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến tổn hại về mental health tại nơi làm việc. Những nguyên nhân có thể đa dạng tùy thuộc vào vị trí làm việc và lĩnh vực chuyên môn của mỗi cá nhân. 

5. Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn? 

Chăm sóc sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc không chỉ để giải quyết các vấn đề sức khỏe tinh thần tức thời mà còn thúc đẩy chất lượng cuộc sống của bạn. 

Ngay cả khi bạn không đối mặt với những thách thức về sức khỏe tinh thần thì việc thực hiện các bước chăm sóc mental health cũng rất cần thiết. Điều này trang bị cho bạn những công cụ và một tinh thần khỏe mạnh để cải thiện bản thân, nâng cao hiệu suất công việc và đối phó với những nguy cơ trong tương lai. 

Vậy làm thế nào để vừa làm việc vừa đảm bảo mental health khoẻ mạnh? 

Hãy áp dụng những cách sau đây: 

5.1. Tắt nguồn đi

Cho dù bạn đang làm việc tại văn phòng hay từ xa, điều quan trọng là phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những hành động nhỏ để tạo nên sự cân bằng này bao gồm nghỉ giải lao trong ngày và tắt màn hình khi ngày làm việc kết thúc. 

Thay vì luôn sẵn sàng 24/7 để trả lời các cuộc gọi, email hoặc tin nhắn công việc, hãy dành thời gian cho cả gia đình, bạn bè cũng như bản thân. Sau giờ làm việc, bạn nên thư giãn, thực hiện các hoạt động nạp năng lượng và tận hưởng. 

5.2. Thực hành các kỹ thuật thư giãn

Thư giãn và nạp lại năng lượng một cách hiệu quả không dừng lại ở các hoạt động giải trí như nằm dài xem TV hay lướt Facebook. 

Để giảm tác hại của căng thẳng và bảo vệ sức khỏe tinh thần, bạn cần kích hoạt các phản ứng thư giãn của cơ thể. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thực hành một kỹ thuật thư giãn như thiền, hít thở sâu, tập thể dục hoặc yoga. 

5.3. Chăm sóc bản thân

Ngủ đủ giấc vào ban đêm, ăn uống lành mạnh, bồi bổ và thường xuyên tập thể dục có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tinh thần của bạn không chỉ tại nơi làm việc và còn hơn thế nữa. 

Việc chăm sóc bản thân hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của bạn khác với những yếu tố tại nơi làm việc. Càng nỗ lực chăm sóc tốt bản thân, bạn sẽ càng đối phó tốt hơn với những nguy cơ tại nơi làm việc. 

5.4. Tìm ra ý nghĩa và mục đích trong công việc

Nếu bạn yêu thích công việc của mình thì quá tốt rồi. Thay vì bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực xung quanh, bạn có thể tập trung làm những gì mình yêu thích. Nhưng ngay cả khi bạn không yêu thích công việc của mình, vẫn có cách để bạn tìm ra ý nghĩa của công việc đó. 

Hãy tập trung vào cách công việc của bạn giúp ích cho người khác hoặc lợi ích mà công việc đó mang lại cho bạn như sự ổn định về tài chính hoặc những đồng nghiệp tuyệt vời. 

Tìm kiếm cơ hội để được đào tạo hoặc tham gia các lớp học liên quan đến công việc để nâng cao trình độ cũng có thể giúp bạn bớt “ghét” công việc và thấy nó có ý nghĩa hơn. 

Tham khảo:   5 cách giúp bạn khơi dậy nguồn năng lượng nữ tính

5.5. Kết nối và cộng tác

Phát triển các mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau với đồng nghiệp, cộng tác theo nhóm và giải trí cùng nhau có thể giúp giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bạn tại nơi làm việc. 

Nếu không thân với đồng nghiệp, hãy cố gắng tìm cơ hội cộng tác với mọi người trong các dự án hoặc các hoạt động ngoài giờ làm để tạo kết nối. 

5.6. Xây dựng khả năng phục hồi

Càng kiên cường và dễ phục hồi, bạn càng có khả năng chịu đựng tốt hơn cảm giác căng thẳng, lo lắng và tuyệt vọng do các vấn đề trong công việc gây ra. 

Khả năng phục hồi có thể giúp bạn thoát khỏi những thất bại trong sự nghiệp hoặc cuộc sống cá nhân và duy trì nơi bạn một cái nhìn tích cực trong mọi hoàn cảnh. 

Hơn cả việc trở nên mạnh mẽ, khả năng phục hồi là một thứ cần được nỗ lực xây dựng và duy trì theo thời gian. 

Tạm kết

Đến bây giờ chắc vẫn còn nhiều người thắc mắc mental health là gì bởi nó là khía cạnh hay bị lãng quên. Hãy luôn nhớ rằng bạn có quyền để nói đến và được quan tâm về sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc. 

Chỉ khi có một sức khỏe tinh thần tốt, bạn mới có thể làm tốt công việc và hướng tới những mục tiêu xa hơn. Chính vì vậy, nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến mental health nhen nhóm, hãy dừng lại một chút và tìm cách khắc phục. Hãy nói chuyện với ai đó mà bạn tin tưởng nếu cần thiết, đừng ngại vì chúng ta ai cũng có thể trải qua các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Tham khảo: Mental health at work

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo